Gần đây, Hà Nội đã xây dựng một số cây cầu vượt nhẹ bắng kết cấu thép, tuy nhiên các cây cầu đó chỉ dành cho xe máy và ô tô.
Cầu vượt nhẹ dự kiến xây dựng tại quận Hoàn Kiếm sẽ có thêm phần đường dành cho người đi bộ - (ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, hôm qua (6/5), Thành phố đã đồng ý với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về việc sẽ xây một cây cầu vượt nhẹ có cả làn đường dành cho người đi bộ.
Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm, cầu vượt nhẹ dự kiến được xây dựng tại vị trí nối phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (bắc qua đường Trần Quang Khải) là cây cầu có kết cấu bằng thép, khổ cầu rộng 7m, dài 312,85m. Bên dưới cầu tổ chức giao thông cho người, xe tải, xe máy, xe con rẽ theo các hướng ra đường Trần Quang Khải và ngược lại. Phần cầu qua đường Trần Quang Khải mỗi bên mở rộng 1,0 – 1,5m để dành cho người đi bộ, hai bên mép đường (Chương Dương Độ và Trần Nguyên Hãn) sẽ thiết kế cầu thang lên xuống.
Khảo sát cho thấy, hiện toàn bộ dọc tuyến hành lang đường Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa có cầu vượt nào dành cho người đi bộ cũng như cầu vượt cho các phương tiện cơ giới bắc qua tuyến đường này.
Trong khi đó, dọc tuyến tập trung rất nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường là rất lớn và các giao cắt trên tuyến đường này hầu hết là giao cắt cùng mức, đặc biệt là các khu vực cửa khẩu kết nối với tuyến đường này. Do vậy, khu vực này thường xuyên bị ùn ứ giao thông vào giờ cao điểm.
Theo Sở Giao thông Vận tải, cùng với đó là mật độ dân cư tập trung khu vực ngoài đê là rất lớn và thường xuyên có nhu cầu ra vào khu vực nội đô cắt qua tuyến đường Trần Nhật Duật – đường Trần Quang Khải, do vậy, việc đầu tư xây dựng cầu vượt nhẹ cho các phương tiện ô tô con, xe máy và cầu vượt đi bộ qua tuyến này là rất cần thiết.
Vì vậy, ngoài đề xuất xây cây cầu vượt nhẹ kết hợp cho người đi bộ, Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm cũng đề xuất Thành phố cho phép thực hiện dự án xây dựng một cây cầu vượt dành riêng cho người đi bộ qua đường Trần Nhật Duật (trước cổng trường tiểu học Trần Nhật Duật).
Đây là cây cầu vượt bằng kết cấu thép lắp ghép, dài khoảng 45,5m, mặt bằng cầu dạng lệch, hai mức cao độ khác nhau ở hai chiều đi về, nối với nhau bằng bậc cầu thang chuyển tiếp; khổ cầu 3m, không có mái che. Bệ mố đổ bê tông, thân trụ cầu bằng thép ống.
Với 2 cây cầu nói trên, Sở Giao thông Vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị Thành phố cho phép triển khai ngay các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án để có thể trình thẩm định và phê duyệt dự án ngay trong Quý II/2013, tiến độ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong Quý II/2013, triển khai thực hiện dự án từ năm 2013 - 2014.
Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, UBND Thành phố đã chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất nói trên và yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ động làm việc, thống nhất với Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan về vị trí xây dựng cầu vượt, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, an toàn, phù hợp quy hoạch..
Đặc biệt, các cây cầu này phải đảm bảo mỹ quan đô thị, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?