Được giao quản lý trực tiếp nhưng các quận huyện chỉ dừng ở mức hô hào.
Chủ điểm trông xe ở chùa Phúc Khánh thu 20.000 đồng/lượt xe máy ngay trước mặt cảnh sát đứng giữ trật tự |
Theo Quyết định số 47/2011 của UBND TP Hà Nội, giá trông giữ xe máy hiện là 2.000 đồng/ lượt. Vậy nhưng tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa) những ngày qua, du khách phải trả 20.000 đồng/lượt xe máy (bằng với giá gửi ô tô tại 10 quận).
Riêng các loại xe ga, chủ điểm trông giữ từ chối với lý do xe to, chiếm nhiều diện tích, một số chủ điểm đỗ còn ra điều kiện nếu muốn gửi phải chấp nhận trả phí gấp đôi.
Ngoài dùng vé quay vòng (vé tự chế), tại các khu vực gần chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chùa Hà… nhiều du khách bị các điểm đỗ xe thu với giá gấp 5 lần giá quy định. Vào các bãi gửi xe máy ở chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ chiều 20/2, PV cũng bị nhân viên ở đây thu với giá 10.000/lượt.
Tại Chùa Hà, được treo biển hiệu “Điểm trông xe Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng”, và khách được phát vé của Cục Thuế Hà Nội in giá 2.000 đồng/lượt nhưng khi lấy xe nhân viên ở đây đã thu 5.000 đồng.
Thậm chí tấm vé PV nhận được là tờ biên lai “Liên 1” - phần vé đã sử dụng được giữa lại thanh toán cho Nhà nước nhưng nhân viên ở đây đã lấy ra ghi tiếp cho khách.
Tại Phủ Tây Hồ những ngày qua, nhiều ô tô 4 chỗ ngồi vào gửi đã bị điểm trông giữ xe ở đây thu 50.000 đồng/ lượt (dưới 120 phút). Đặc biệt, hầu hết ô tô vào đây không được phát vé.
Để tránh tình trạng loạn giá và đảm bảo trật tự đi lại tại các lễ hội mùa Xuân, hiện hầu hết các khu di tích, đền chùa đều được TP Hà Nội bố trí diện tích đỗ xe và giao cho chính quyền sở tại quản lý.
Cụ thể, Chùa Hà có điểm trông giữ xe của Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng, chùa Trấn Quốc có diện tích đất khuôn viên đường Thanh Niên, đền Ngọc Sơn có khuôn viên bờ dạo hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ có bãi đỗ ô tô, xe máy rộng hàng nghìn m2 bên cạnh… Sau khi được giao mặt bằng, chủ bãi đỗ xe hầu như không phải đầu tư gì mà chỉ việc kẻ vạch vôi, căng dây thừng và treo biển “Trông giữ xe” lên thu hút khách… Vậy nhưng hiện giá phí trông xe ở đây không chỉ cao gấp nhiều lần giá quy định của UBND TP Hà Nội, mà ô tô còn không được phát vé.
Chiều 21/2, ông Đinh Trọng Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong thời gian diễn ra lễ hội đầu Xuân, bãi đỗ xe tại Phủ Tây Hồ được TP giao cho quận quản lý.
Tuy nhiên khi PV đề cập các nội dung: Chủ bãi đỗ xe thu giá cao; không đưa vé (với ô tô) và số tiền thu được sử dụng ra sao?, ông Sơn đã hẹn PV hôm khác và sẽ có người trả lời cụ thể.
Còn ông Dương Cao Thanh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng, trông giữ xe tại Chùa Hà được giao cho chính quyền phường Dịch Vọng chịu trách nhiệm.
Theo ông Thanh, sau khi cho lực lượng kiểm tra sự việc trên, nếu báo phản ánh là đúng quận sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%