Tôi quyết định lấy chồng, gia đình bạn bè không ai có ý ngăn cản nhưng ai cũng tỏ ra ái ngại vì tôi là con gái thành thị còn anh là trai ruộng đồng.
Từ cảm giác ngán ngẩm, tôi bàng hoàng nhận ra không biết tự khi nào tôi bắt đầu chán chồng. Ảnh minh họa. |
Ba má chồng tôi vốn là nông dân. Ông bà sinh được bốn người con, hai trai, hai gái. Chồng tôi là con trai út. Các anh chị đã lấy chồng, lấy vợ ra riêng. Ba má chồng tôi tuyên bố “giàu út ăn, nghèo út chịu” nên trong suy nghĩ của chồng tôi không có chỗ nào dành cho ý định ra riêng. Dẫu rất sợ cảnh làm dâu nhưng vì thương chồng, tôi không quản ngại. Hơn nữa, tôi nghĩ tôi còn có anh bên cạnh, anh sẽ là nơi mà tôi có thể tựa vào để đi hết quãng đời còn lại.
Có lẽ vì là con út nên anh rất được cưng chiều. Từ nhỏ, mọi công việc trong ngoài đã có các anh chị lớn sắp đặt, gánh vác. Lúc mới quen, nhìn cái cách gia đình quan tâm chăm sóc anh tỉ mỉ từ việc nhỏ đến việc lớn, tôi nghĩ mình may mắn. Người ta chiều chuộng con cái đến vậy chắc mình làm dâu cũng sẽ được thương yêu. Nhưng dần dần tôi nhận ra chính điều đó đã tạo cho anh sự ỷ lại. Mọi phẩm chất mà một người đàn ông cần có như tính độc lập, tinh thần cầu tiến, sức phấn đấu, sự nỗ lực, cố gắng chăm chỉ và chuyên cần... anh không hề sở hữu một thứ gì.
Tôi thấy mình sẽ khó có thể trông cậy gì vào anh. Thế là, ban ngày đi dạy, tối về tôi mở radio học chương trình đại học từ xa. Tôi rủ anh học cùng, anh bảo đi dạy cả ngày đã mệt lắm rồi, với lại chỉ dạy cấp một thôi mà học chi cho nhiều, mất công. Một mình, cố gắng mãi rồi tôi cũng lấy được bằng đại học.
Nhà chồng tôi canh tác hơn mười công ruộng. Tôi nào học trò, nào con nhỏ, nào cơm nước quét dọn nhà cửa, nào học hành nên làm sao ra ruộng được. Má chồng tôi suốt ngày xỉa xói “sướng quá, tối ngày “ăn trắng mặc trơn”, kệ ai “chân lấm tay bùn”, về nhà có cơm no bụng là được rồi”. Lúc nào bà cũng đem tiền lương giáo viên ra so sánh với… giá lúa. Tôi vừa tức vừa tủi thân đêm đêm nằm khóc. Anh giả vờ không biết, không hỏi han gì. Tôi cũng tự ái không thèm chia sẻ. Hơn nữa, biết có nói ra cũng không được gì vì anh không bao giờ có chính kiến của riêng mình. Hầu như cái gì trôi ra từ cửa miệng anh cũng đều là suy nghĩ của má chồng tôi. Như thể mọi suy nghĩ của anh đã có mẹ chồng tôi nghĩ hộ vậy.
Nghĩ đã lâu vợ chồng không có dịp tâm sự với nhau, thấy anh vui, tôi lấy lời lẽ nhẹ nhàng, phân giải, thuyết phục anh dọn ra riêng để anh biết lo làm lo ăn. Anh trả lời: “Dọn đi cho chết đói hả. Má nói mai mốt ba má chết thì của cải ruộng đất này cũng về mình chứ ai. Hồi sáng má biểu tui nghỉ dạy đi. Ở nhà phụ ba coi người ta mần, ba lúc này yếu rồi. Tui tính nói với em mà chưa kịp nói. Má nói lương giáo viên nhịn ăn, để dành hết kiếp cũng chưa mua nổi mười công ruộng. Má nói…”. Cái gì cũng má nói, má nói. Chưa lần nào tôi nghe anh nói.
Thế là từ thầy giáo, anh chuyển qua nông dân. Sáng không phải dậy đúng giờ, tối không phải thức soạn giáo án, anh tỏ ra vô cùng hồ hởi. Sáng sáng anh ra ruộng coi nhân công làm, chiều về sương sương với mấy ông bạn nhậu, tối đập chân cái bộp lên giường ngáy o…o. Tôi nhìn chồng vừa giận vừa thương vửa tủi thân vừa như bị xúc phạm. Có nhiều đêm, ngắm gương mặt chồng trong giấc ngủ hồn nhiên vô tư lự, nước mắt tôi ứa ra, tôi đưa tay mân mê đôi vai chồng, đôi vai mà cả đời tôi ao ước được một lần tựa vào nó tìm hơi ấm mỗi khi lạnh lẽo, tìm sự chở che mỗi khi bị sóng đời xô dạt. Tôi thảng thốt nhận ra cái khoảng cách không biết tự bao giờ đã chắn ngang tôi và anh. Tôi bắt đầu thấy ngán ngẩm, bắt đầu tìm vui qua những trang giáo án, tìm thấy ở bạn bè đồng nghiệp và các cô cậu học trò nhỏ của tôi niềm hạnh phúc được bù đắp.
Từ ngày tôi nhận chức hiệu trưởng, công việc của tôi không còn quanh quẩn trong trường nữa. Tôi thường xuyên đi huyện, đi tỉnh. Anh bắt đầu mất tự tin, nói bóng nói gió. Để anh yên tâm, mỗi lần đi đâu xa, tôi cũng đều nhờ anh đưa đón. Người lạ ai thấy cũng tưởng tôi đi xe ôm. Tôi về nói với anh để mong anh ăn mặc tươm tất một chút thì anh phản ứng dữ dội, nói anh vậy đó thấy xấu hổ thì đừng đi chung. Từ cảm giác ngán ngẩm, tôi bàng hoàng nhận ra không biết tự khi nào tôi bắt đầu chán anh. Là phụ nữ, không nói ra nhưng ai cũng xem nhiệm vụ giữ chồng là tối quan trọng trong hạnh phúc gia đình. Còn tôi, có ai tin không, tôi lúc nào cũng lo giữ mình.
Nhưng cuộc chiến khó khăn gian khổ nhất chính là chiến thắng bản thân mình. Và tôi sẽ luôn tự hào mình là một chiến sĩ kiên cường nếu như không có một ngày tôi tình cờ gặp lại anh - mối tình đầu của tôi.
Mùa hè năm ngoái, trong một cuộc hội thảo của ngành được tổ chức trên Đà Lạt, chúng tôi nhận ra nhau sau mười năm không gặp. Không còn dáng vẻ của một sinh viên, anh bệ vệ phong trần ra dáng một người thành đạt. Chúng tôi bồi hồi nhắc lại chuyện xưa.
Đêm phố núi dịu dàng trinh bạch, chúng tôi ngồi bên nhau trên đồi thông ngây ngất phấn thông say. Rồi tôi co ro đi bên anh qua từng dốc phố vàng sắc dã quỳ. Giây phút ấy, lòng tôi như cô gái thanh xuân rạo rực. Tôi tựa vào anh, thấy mình mỏng manh như sợi khói. Lần đầu tiên, tôi cảm nhận mình có một điểm tựa vững chãi đở nâng, có bàn tay ấm áp che chở. Và rồi chuyện không muốn cũng đã đến. Sáng sớm, trong lúc anh còn say sưa ngủ thì tôi lặng lẽ rời khỏi khách sạn, phóng một mạch ra bến xe trở về nhà mặc dù hội nghị vẫn còn một ngày nữa mới kết thúc.
Tôi biết rất rõ, với tôi mọi thứ đã đi vào dĩ vãng lâu rồi. Tình yêu anh trong tôi cũng đã nhiều phai nhạt. Tại sao nó vẫn cứ bùng lên dữ dội khi gặp lại. Tại sao tôi có thể dễ dàng buông thả mình như vậy. Tôi nguyền rủa mình. Như một người có tật giật mình, tôi tự thấy xẩu hổ khi gặp mặc bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Tôi cảm thấy mình có lỗi với chồng, có tội với các con. Tôi không cố ý nhưng mọi việc cũng đã xảy ra rồi. Có hôm, tôi vào nhà tắm mở vòi sen hết cỡ, dội nước thật lâu đến cảm lạnh run bần bật vẫn không làm sao trôi hết ý nghĩ tội lỗi. Mặc dù sự việc xảy ra đã gần một năm rồi nhưng tôi vẫn luôn tự dằn vặt khổ sở. Không bữa ăn nào tôi thấy ngon. Tôi xanh xao vàng vọt, lúc nào cũng như người đang bệnh, không thể tập trung cho một việc gì. Tối ngủ cứ toàn mơ thấy ác mộng. Cứ như vậy, tôi không biết mình còn chịu đựng được đến khi nào.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- 4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?