Thời gian học phổ thông dài, nặng lý thuyết; giới trẻ trưởng thành sớm hơn... là những lý do đưa ra để ủng hộ đề xuất "20 tuổi lấy bằng đại học".
Nguyên Vụ trưởng giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào đề xuất kết thúc thời gian học phổ thông ở lớp 11. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà) |
Sau khi TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT đưa ra kiến nghị "20 tuổi có thể tốt nghiệp đại học", hàng trăm độc giả đã phản hồi ý kiến bày tỏ sự đồng tình với việc gộp THCS và THPT, kết thúc chương trình phổ thông ở lớp 9, sau đó tạo nhiều hướng rẽ cho học sinh lựa chọn và sinh viên có thể tốt nghiệp đại học ở tuổi 20.
Bạn đọc Cẩm Hóa phân tích, trước năm 1975, học xong lớp 11 (đệ nhị cấp) sẽ thi tú tài 1, ai muốn học nghề thì chuyển qua (tương tự cao đẳng nghề hiện nay). Học sinh lớp 12 (đệ nhất cấp) thi tú tài 2, nếu qua được thì được chọn nộp đơn vào các trường đại học, ngoại trừ sư phạm (vì sinh viên trường này miễn quân dịch nên phải thi, cũng vì thế mà sư phạm toàn người giỏi). "Tôi cho rằng nên bỏ kì thi đại học bởi nhìn vào hiện tại có thể thấy, đỗ được tú tài 2 ngày xưa còn hơn đậu đại học hiện nay", độc giả này viết.
Theo anh Nguyễn Xuân Khải, khi còn trẻ, thanh niên sẽ học việc rất nhanh và làm hiệu quả. Hiệu suất làm việc từ tuổi 21 đến 27 cao, và nếu làm việc môi trường tốt thì sẽ có thể nhanh chóng thành đạt. Nếu 23, 24 tuổi mới ra trường như hiện nay thì lãng phí nhiều thời gian mà kiến thức để lao động vẫn không thay đổi.
"Ngoài công việc thì mỗi người còn phải lập gia đình sinh con. Nếu vào đời sớm hơn tôi sẽ làm được nhiều điều có ích hơn cho gia đình và xã hội. Đối với phụ nữ thì sinh con độ tuổi ngoài 20 lại tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé", anh Khải nói và mong Bộ Giáo dục xem xét để sớm triển khai đổi mới giáo dục.
Chia sẻ về 15 năm đi học, nữ sinh Minh Phương cho rằng hiện nay thanh niên thích ứng môi trường rất tốt. Môi truờng càng khắc nghiệt, khó khăn thì mọi nguời càng phải cuốn theo. Nếu kết thúc phổ thông ở lớp 9, học sinh sẽ đua nhau học, chiếm lĩnh kiến thức để tự tin bước vào đời, xây dựng cuộc sống.
"Học đến lớp 12 mà em vẫn chưa biết mình muốn gì. Đi học thì chỉ chú tâm vào các môn thi đại học, những môn khác là học bắt buộc nhưng không yêu thích nên chỉ học vẹt, học đối phó. Em thiết nghĩ nên cho học sinh học tự chọn và thiết thực cho cuộc sống thì sẽ tốt hơn", Phương bày tỏ.
Vừa trở thành thủ khoa tốt nghiệp được Hà Nội vinh danh, Vũ Hoàng Yến (ngành Kế toán Kiểm toán của ĐH Thương mại) cho rằng, độ tuổi 22 mới tốt nghiệp đại học hiện nay là hơi muộn. Theo cô, học sinh có thể tốt nghiệp sớm hơn mà vẫn đảm bảo kiến thức để làm việc.
"Thời gian học các môn chuyên ngành ở đại học cũng chỉ hơn hai năm. Thời gian phổ thông kéo dài quá, kiến thức cần học thì quá nhiều", Yến nói và cho hay, để đỗ vào khoa Kế toán Kiểm toán, cô đã phải học rất nhiều kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng vào đại học rồi kiến thức phần lớn là không sử dụng đến.
Nữ thủ khoa ủng hộ phương án tốt nghiệp trung học ở tuổi 15 và đại học ở tuổi 20. Yến cho rằng sau khi học xong trung học nên có nhiều hướng với thời gian đào tạo khác nhau cho học sinh lựa chọn, tránh sự lãng phí về cả tiền của và thời gian cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng tốt nghiệp đại học sớm thanh niên sẽ có nhiều thời gian xây dựng cuộc sống, gia đình và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)
Tuy nhiên, một số độc giả cũng băn khoăn, các tân cử nhân 20 tuổi có thể chưa đủ chín chắn, đặc biệt là trong các vấn đề xã hội. Độc già Lê Tâm nêu ý kiến, ở Việt Nam số thanh niên vào độ tuổi này còn quá non nớt, tâm lý chưa vững vàng để bước vào đời.
"Tôi đồng quan điểm với TS Tùng là đổi mới hệ thống giáo dục toàn diện nhưng cũng đảm bảo cho thanh niên một kiến thức vững vàng trước đã, thay vì kiến trúc "1111" thì hãy là "11111" nghĩa là: 1 tiểu - 1 trung - 1 kiến - 1 cao - 1 đại (1 kiến là kiến thức tổng quát về kinh tế, xã hội, con người và thế giới nhằm tạo cho thanh niên kiến thức toàn diện khi đó mới đủ kiến thức mà tiếp thu ở các bước học cao hơn", độc giả Tâm đề xuất.
Có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với lĩnh vực giáo dục, nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho rằng, cần rút ngắn độ tuổi tốt nghiệp đại học để thanh niên có nhiều thời gian đóng góp cho xã hội hơn. Theo thầy Hào, chương trình học phổ thông có thể giảm bớt một năm. Học xong lớp 11 là học sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học.
"Chương trình hiện tại vừa nặng vừa thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu và lãng phí thời gian. Tuy vậy, để đổi mới căn bản, toàn diện cần nghiên cứu cẩn thận, nghiêm túc", thầy Hào nói.
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước