Sau khi có đại biểu Quốc hội đề xuất sửa đổi Quốc ca cho phù hợp với thời điểm hiện nay, PV đã ghi nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhạc sĩ.
![]() |
Chào cờ, hát Quốc ca sáng thứ Hai hàng tuần đã trở thành quen thuộc với tất cả học sinh |
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Cần sửa ngay!
Tôi thấy rằng, lời của bài Quốc ca đã có từ rất lâu rồi nên tôi nghĩ việc sửa lời ca khúc cho Quốc ca là việc cần làm ngay và rất đúng. Phần nhạc rất hào khí, nhiều cảm xúc và phù hợp với Quốc ca, nhưng phần lời thì không phù hợp với thời đại bây giờ. Theo tôi, có 2 cách, một là sáng tác lại bài khác làm Quốc ca, hai là vẫn giữ nhạc nhưng có thể sửa lời ca khúc để cho phù hợp. Rất nhiều nước khác trên thế giới họ cũng đã sửa lại Quốc ca đấy thôi.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Sửa thì phải xin tác giả
Theo tôi không nên sửa lời của Quốc ca, bởi quốc ca Việt Nam là một ca khúc của lịch sử, là biểu tượng qua rất nhiều thời gian và nhiều thế hệ rồi. Vì thế, ca khúc đâu cần phải đi sát với thực tế ngày hôm nay. Tôi biết có nhiều Quốc ca của các nước ngoài có mốc thời gian đến mấy trăm năm, hoàn toàn khác hẳn với đời sống hiện tại và họ vẫn giữ nguyên. Hơn nữa, tôi nghĩ bây giờ mà sửa là liên quan đến quyền tác giả, đến bản quyền. Chúng ta mà sửa lại thì phải xin phép tác giả.
Nhạc sĩ Lê Nghiệp: Không nên sửa
Tôi nghĩ Quốc ca là ca khúc mang dấu ấn lịch sử của mọi thời đại nên không cần phải sửa đổi một đoạn hay một câu từ nào. Chúng ta không nên soi xét, tìm kiếm quá kỹ từng câu, từng ca từ trong bài hát đó, mặc dù nó không phù hợp với thời điểm hiện tại. Bài hát đã đi theo năm tháng và để lại dấu ấn nhất định trong mỗi thế hệ người Việt Nam, kể cả thế hệ mầm non bây giờ. Đấy là chưa kể đến giai điệu của ca khúc thì quá tuyệt vời, đầy hào hùng và giàu cảm xúc. Vậy thì tại sao ta phải thay đổi, phải sửa lời?
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: Nên sáng tác thêm một Quốc ca mới
Tôi nhớ cách đây chục năm đã phát động cuộc thi sáng tác Quốc ca và còn có giải. Một nhạc sĩ đàn anh của tôi là nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền cũng tham gia nhưng rồi không hiểu sao sau đó lại không được áp dụng. Còn trở lại với bài Quốc ca hiện tại, phải nói giai điệu bài hát rất hay. Vì thế nếu thay đổi lời trên nền nhạc bài hát đó sẽ không hợp lý. Và nếu chỉ sửa một vài đoạn lời trong Quốc ca thì có lẽ cũng không ai thuộc và như thế cũng không có tác dụng. Theo tôi thì vẫn nên để nguyên bài Quốc ca cũ và sáng tác thêm một bài Quốc ca thứ 2. Dù có cử 2 bài cũng đâu có sao.
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Quốc ca Pháp còn bạo liệt hơn nhiều
Tôi thấy không phải sửa lời Quốc ca làm gì, đó là ca khúc của một thời đại, thời đại đó đã sinh ra Nhà nước này. Nếu bảo vì nó bạo lực quá cũng không phải là lý do. Bài Quốc ca của nước Pháp còn bạo liệt hơn nhiều, vì đó là ca khúc sáng tác cho Công xã Paris nhưng họ vẫn dùng, có thấy cần phải sửa đâu.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'