Nhiều người cho rằng, đó chỉ là trò lừa đảo của các thương nhân Trung Quốc.
|
Năm 2010, cơn sốt gỗ sưa khiến chính quyền TP. Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Bọn sưa tặc xuất hiện khắp nơi. Có khi công an phải lập chốt, mắc võng ngủ ngay dưới gốc sưa để bảo vệ. Hiện tại, sức nóng gỗ sưa đang lan tỏa khắp tỉnh Quảng Bình, khiến chính quyền địa phương phải lúng túng. Mới đây, ở TP. Huế, Buôn Mê Thuột (Đắk Lắc)... cũng lập đội quân bảo vệ, trấn giữ gỗ sưa. Nhưng khi hỏi, vì sao cây gỗ sưa đắt thế, người Trung Quốc thu mua để làm gì, hầu hết các lái buôn và nhà khoa học đều không có câu trả lời chính xác.
Phiến gỗ sưa kiểm lâm Quảng Bình thu giữ
Trên các diễn đàn mạng, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới buôn bán ma túy. Chúng lấy sưa nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng trọng lượng nhưng vẫn giữ được công dụng. Hay tin đồn, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc phóng tàu vũ trụ, chế tạo bom nguyên tử...
Trước câu hỏi về công dụng của gỗ sưa, ông Phạm Hồng Thái, phó giám đốc Sở NN - PTNT, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình lắc đầu cho biết, khó có câu trả lời chính xác vì sao sưa đỏ được đẩy giá lên cao đến thê và công dụng thực của nó như thế nào. Ông Võ Hải trú ở phường Hải Thành, TP. Đồng Hới (Quảng Bình), người đã có thâm niên hơn chục năm buôn bán gỗ sưa đỏ cho hay: “Tôi đã cố tìm hiểu về vấn đề này nhưng đến giờ vẫn rất lơ mơ. Chỉ biết, ở Trung Quốc, Singapo, Đài Loan... đều có quan niệm, dùng gỗ huê làm vật trang sức đeo bên mình, để trong nhà, xe cộ là gặp nhiều may mắn. Rồi cũng có thông tin họ dùng mạt cưa gỗ huê để ướp xác. Nhưng cũng không vì thế mà nó đắt đến vậy.”
Theo lời kể của Giáo sư Phùng Tửu Bôi, giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng (thuộc Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam), một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã từng sang Trung Quốc tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ giải thích rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng và chữa bệnh. Ngoài đoàn của Giáo sư Phùng Tửu Bôi, có một người đã trực tiếp sang Trung Quốc tìm hiểu về vấn đề này. Đó chính là ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn hàng chục năm. Ông Lâm đã sang và gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc). Ông Tài cũng chỉ cho biết sơ bộ, người Trung Quốc đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất, dùng điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả. Ông Lâm cho hay, người Trung Quốc cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua.
Anh Alăng Đức, người dân tộc Ca Tu trú ở xã Cà Dăng, huyện Đông Giang (Quảng Nam) kể: “Quê mình trước đây nhiều gỗ sưa lắm. Bữa ni, cây gỗ sưa gần hết rồi nên họ mua cả gốc, rễ và bột cưa nữa. Dân tộc mình không dùng cây này làm thuốc bao giờ nên không biết công dụng. Ông Đinh Thái Long, nguyên Chủ tịch huyện Đông Giang cho biết: “Để xác định rõ, cây sưa thuộc nhóm gỗ nào, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã mang mẫu gỗ này ra Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam giám định. Họ trả lời: Cây sưa chính là giáng hương, thuộc nhóm gỗ IIA, chứ chẳng có gì quý hiếm gì”
Điều đáng quan tâm là gỗ huê chỉ bán cho thương lái Trung Quốc. Chính vì vậy, giá cả do phía bên đó quyết định. Cách đây khoảng 2 năm, giá sưa đang lên cao ngất bỗng đột ngột đứng hẳn và không bán được. Hàng trăm thương lái lớn bé ở Quảng Bình cũng như các tỉnh miền Trung lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhiều người còn khuynh gia bại sản. Lúc đó, gỗ sưa được mang ra tặng- cho như thứ gỗ bình thường khác. Hơn năm sau, gỗ sưa đột nhiên lại lên vùn vụt. Kẻ găm hàng ngồi chờ chết bỗng phất lên tận trời, kẻ đã bán tống bán tháo thì ngẩn ngơ và sinh bệnh vì tiếc tiền.
Theo một đại gia buôn gỗ ở Hà Tĩnh khẳng định, mua bán gỗ sưa chẳng khác gì trò lừa đảo đồng đen. Người Trung Quốc tung tin mua gỗ sưa về làm đủ thứ huyền bí, với giá cao, khiến người dân Việt Nam đổ xô chặt cây đem bán. Giá mỗi ngày được thổi lên cao, lúc đó họ lại bí mật chuyển gô quay về Việt Nam để bán cho giới buôn gỗ. Không ai có thể biết họ lại khủng khiếp thế nào nhờ tròâ lừa đảo quá cao thủ này(!?).
Chất ướp xác không phải từ gỗ sưa
Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường, chuyên gia mộ xác ướp đã bác bỏ thông tin dùng gỗ sưa ướp xác. Theo ông, gỗ sưa không có tinh dầu. Chất ướp xác trong các ngôi mộ đã được xác định rõ là gỗ ngọc am (Trung Quốc gọi là san mộc), chứ không phải là gỗ sưa.
- Tỉnh nào của Việt Nam có thành phố nhiều hơn huyện?
- Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nhì thế giới, nguyên nhân do đâu?
- Doanh nghiệp tại thành phố đông dân nhất Việt Nam có mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất, gần 2 tỷ đồng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Ba năm Tam Tai không bằng một năm Thái Tuế, vậy Thái Tuế là gì? Năm Ất Tỵ 2025, tuổi nào phạm Thái Tuế?
- Từ 1/1/2025, công chức và viên chức nằm trong diện tinh giản biên chế được hưởng cùng lúc 8 chính sách này
- Bỏ đếm giây đèn tín hiệu, nâng mức xử phạt vượt đèn đỏ lên 20 triệu đồng, nhiều người lo lắng, cục CSGT lên tiếng
- Mới nhất: Người dân muốn được thanh toán 100% BHYT cần nắm được xếp cấp 48 bệnh viện thuộc Bộ Y tế vừa công bố
- Virus HMPV là gì? Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?