Giải mã cây thần dược chữa 5 bệnh ung thư (Kỳ cuối)
Thứ bảy, 29/12/2012 10:26

Ngay sau khi Viện Dược liệu công bố kết quả về tác dụng của cây thần dược, thì lập tức nó lên cơn sốt.

Cây thần dược đang được nhân giống thử nghiệm

Cây thần dược đang được nhân giống thử nghiệm

Sau gần 2 năm “cây thần dược” được người dân sử dụng rộng rãi, và đã có nhiều người lành bệnh xơ gan cổ trướng, viêm gan siêu vi, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung…, thì đầu tháng 12/2012, Sở Y tế Khánh Hòa đã công bố báo cáo của Viện Dược liệu trung ương (Bộ Y tế) về về cây xáo tam phân (tên khoa học là Paramignya trimera). Theo công bố này, cây xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alkaloid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid.

Về đặc điểm hình thái thì đây là một loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng, thân dài trên 4m, đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài 7 - 8cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba, phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, dài 8 - 12cm, rộng 1 - 3cm. Lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành, đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn, bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá ngắn 4 - 6mm. Gỗ hơi cứng có màu vàng, rễ có màu vàng đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ có mùi thơm dịu rất đặc trưng.

Về mặt sinh thái, loại cây này ở Hòn Hèo được ghi nhận phân bố ở vùng núi đá, cao độ khoảng trên 200m, nơi đây có khí hậu khô cằn, lớp đất mặt mỏng. Thảm thực vật chủ yếu gồm cây bụi và dây leo: keo dậu, gai quýt, chùm hôi, nhãn rừng, trắc dây... Nhìn chung, cây phân bố tương đối rộng trong khu vực, có khả năng tái sinh tự nhiên bằng chồi.

Tuy nhiên, do bị khai thác rất mạnh trong thời gian gần đây (hằng ngày có đến vài chục người vào rừng tìm chặt) nên có thể sẽ bị tận diệt.

Về mặt phân loại, loài cây này thuộc họ Cam (Rutaceae). Qua đối chiếu mẫu thu được cho thấy thể hiện các đặc điểm của loài trang xa một lá (tên khoa học là Luvunga monophylla (DC.) Mabb.). Ở Việt Nam, loài này còn được GS Phạm Hoàng Hộ (Cây cỏ Việt Nam,1999) gọi là xáo tam phân (có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera (Oliver) Burkill). Theo GS Phạm Hoàng Hộ thì cây này trước đây được tìm thấy ở núi Lấp Vò, Bình Dương.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ về tính chất của từng thành phần trong cây thần dược, và vì sao nó lại có thể chữa lành một số bệnh mà y học hiện đại vẫn đang… bó tay, chúng tôi đã nhờ một tiến sĩ, dược sĩ, là giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, giải thích. Theo ông, thì flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật, và trong nhiều loại rau quả dùng hằng ngày. Trong cây, flavonoid giữ vai trò là chất bảo vệ, chống oxy hóa, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng).

Phần lớn các flavonoid có màu vàng, đó là lý do vì sao cây thần dược khi nấu lên, cho ra nước màu vàng nhạt còn nếu ngâm trong rượu trắng (rượu đế), flavonoid sẽ hòa tan hoàn toàn khiếnrượu chuyển thành màu đỏ sẫm. Bên cạnh đó, flavonoid còn có màu xanh,tím, đỏ hoặc không màu - tùy vào sự xuất hiện của nó trong những loại thực vật nào. Vẫn theo vị tiến sĩ, dược sĩ này, thì: “Flavonoid là nhóm hợp chất có nhiều tác dụng sinh học, cụ thể là chống oxy hóa. Do có khả năng dập tắt các gốc tự do như OH, ROO (là yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa...) nên nó có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt một số loại tế bào ung thư, đồng thời flavonoid tạo phức với các ion kim loại nên ngăn cản các phản ứng oxy hóa mà những ion đó là enzyme xúc tác. Các nghiên cứu cho thấy flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ”.

Flavonoid làm bền thành mạch, được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Đó cũng là lý do nhiều người bị trĩ, sau một thời gian uống cây thần dược thì búi trĩ co nhỏ lại, đi tiêu không còn thấy ra máu. Nó còn có tác dụng chống độc, làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Trên tim mạch, nhiều flavonoid như quercetin, rutin, myciretin, hỗn hợp các catechin có tác dụng làm tăng biên độ co bóp tim, tăng thể tích phút của tim...

Riêng chất saponin, thì đây là một trong những thành phần chính của nhân sâm, là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm. Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt. Vì vậy, dù nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng sâm của Hàn Quốc và Triều Tiên được đánh giá là có chất lượng tốt nhất.

Trong sâm tươi có khoảng 10 thành phần saponin nhưng sau khi qua các công đoạn sấy khô thành hồng sâm và bạch sâm, nhân sâm Hàn Quốc có thể có tới 35 thành phần saponin.

Với chất coumarin, những nghiên cứu của y học thế giới đã cho thấy một số bằng chứng hữu ích trong hoạt động sinh học, và đã được chấp thuận để sử dụng như một loại dược phẩm y tế. Kết quả khảo sát cho thấy coumarin chống được virus HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp, chống loạn nhịp tim, kháng viêm, chống loãng xương, điều trị bệnh hen suyễn và một vài bệnh thuộc hệ bạch huyết.

Đặc biệt nhất là chất triterpenoid. Các công trình nghiên cứu của Viện Hóa dược châu Âu cho thấy nó có tác dụng rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan. Một khảo cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ, cho thấy ung thư vú là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vẫn theo khảo cứu này, thì người dân một số nước châu Á đã sử dụng triterpenoid có nguồn gốc từ thực vật để chữa trị bệnh ung thư vú theo kinh nghiệm được truyền lại từ đời này sang đời kia. Kết quả khảo cứu cho thấy triterpenoid và chất dẫn xuất của nó là chemoprevention có tính kháng viêm và chống ung thư rất mạnh. Điều này mở ra một tiềm năng và định hướng trong tương lai, liên quan đến triển vọng phòng ngừa và điều trị ung thư vú.

Với chất alkaloid, thì nó là amin nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra. Nhiều alkaloid có các tác động dược lý đối với con người và động vật. Một số alkaloid có tác dụng chống ung thư như taxol, vinblastine, vincristine. Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp, dược liệu chứa 1 - 3% alkaloid đã được coi là khá cao. Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái.

Thời điểm Viện Dược liệu trung ương công bố về tính năng của cây thần dược thì cũng là lúc một Việt kiều Mỹ là bà G., thạc sĩ Hóa, hiện làm việc tại Đại học Illinois, Mỹ, đang có mặt ở Việt Nam thăm gia đình. Ngay lập tức, bà tìm mua 200kg rồi gửi về Mỹ. Tiếp xúc với chúng tôi, bà nói:“Tôi sẽ nhờ bộ môn Hóa của trường phân chất loại cây này”. Theo lời bà, chi phí cho việc phân chất sẽ tốn khoảng 120 nghìn USD, thời gian nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng mới có kết quả. Bà nói: “Sau khi xác định thành phần các chất trong cây thần dược và cấu trúc phân tử của nó, từng chất một sẽ được tiến hành khảo cứu trên tế bào sống để đánh giá khả năng chữa bệnh, độc tính, tác dụng phụ. Nếu có kết quả tốt, tôi sẽ hợp tác với một viện bào chế để sản xuất thành thuốc viên bằng phương pháp tổng hợp”.

Chúng tôi hỏi: “Qua khảo sát trên chuột trắng, Viện Dược liệu cho biết cây thần dược có tác dụng tiêu diệt 5 dòng tế bào ung thư. Vậy nó có tác dụng với người không?”. Bà G. đáp: “Thông thường, trước khi tung ra thị trường một loại dược phẩm nào đó, các hãng sản xuất đều tiến hành thử nghiệm trên chuột hoặc khỉ. Họ gây bệnh cho chuột, khỉ rồi cho chuột, khỉ uống (hoặc tiêm) loại thuốc đó. Nếu chuột, khỉ lành bệnh thì bước tiếp theo, họ thử nghiệm trên những bệnh nhân tình nguyện và nếu thu được kết quả tốt, thuốc mới được phép bán trên thị trường. Tất cả những thử nghiệm này đều được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng mà ở Mỹ là FDA (Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ). Theo tôi, nếu thuốc có kết quả tốt trên chuột thì thường cũng có kết quả tốt trên người”.

Cũng sau khi Viện Dược liệu công bố kết quả về tác dụng của cây thần dược, thì lập tức nó lên cơn sốt. Từ 400 nghìn đồng/kg, đùng một phát nó nhảy lên 500, rồi 700 và bây giờ là 1 triệu đồng/ kg. nhưng không phải muốn mua là có.

Hiện tại, phong trào đi lấy cây thần dược vẫn diễn ra, nhưng diễn ra một cách âm thầm chứ không rầm rộ như lúc trước do lực lượng biên phòng, kiểm lâm, công an xã tích cực ngăn chặn. Nhiều người dân Ninh Vân cho biết sau khi nghe thông tin về cây “thần dược” tại Hòn Hèo chữa bá bệnh, đã hình thành phong trào săn lùng cây này đem về bán. Hằng ngày có không dưới 100 người đổ xô vào các cánh rừng ở Hòn Hèo để tìm kiếm, chặt hái, trong đó ngoài dân Ninh Vân, còn có người dân ở Vạn Giã, huyện Vạn Ninh.

Ông Ngyễn Văn Trường, một người dân xã Ninh Vân cho biết: “Thấy cây này bán có tiền nên tôi cũng đi lấy, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, thu nhập tốt hơn nhiều so với làm nông và nghề biển”. Bình quân 1kg thân, rễ sau khi đã xắt lát, phơi khô bán với giá 500 – 700 ngàn đồng, số lượng bao nhiêu đầu nậu cũng mua hết rồi bán lại cho người bệnh với giá 1 triệu đồng/kg. Tại xã Ninh Vân, hiện có 2 đầu nậu chính, là ông Lê Hăng (ở thôn Đông) và nhà bà Trần Thị Xuân Hồng (ở thôn Tây). Hai ông bà này “coi mặt bắt hình dong”, nếu khách đi ô tô sẽ bán với giá cao, còn đi xe máy thì bán giá thấp hơn một chút. Do nguồn cây ngày càng cạn kiệt nên bây giờ người đi săn lùng chuyển sang lấy cả những cành nhỏ.

Trước đây thu hái dễ, mỗi ngày một người có thể kiếm được 10kg, nay chỉ còn 2 - 3kg mà thôi. Báo cáo của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã ghi nhận thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, “cây thần dược” có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp. Bên cạnh đó, nó có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với năm dòng tế bào ung thư, là ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (trong đó mạnh nhất đối với với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Riêng về độc tính, “cây thần dược có độc tính thấp, khá an toàn khi sử dụng”. Như thế, với những chất này trong “cây thần dược” thì đây là một loại thuốc quý.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế về hướng dẫn thử thuốc trên lâm sàng, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và các cơ quan chức năng hướng dẫn những bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị trên người của cây thuốc này, đồng thời Sở Y tế Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp hữu hiệu bảo vệ nguồn gien và phát triển “cây thần dược”, ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi, dẫn đến tận diệt.

Sau khi xahoi.com.vn cho phát loạt phóng sự về cây thần dược tại Khánh Hòa chữa được 5 chứng ung thư, hàng nghìn cuộc điện thoại, thư tay, email… của bạn đọc đã gửi và gọi về tòa soạn để xin số điện thoại, địa chỉ những đại lý bán cây thần dược. Như chúng tôi đã chuyển địa chỉ đến bạn đọc trong số báo trước, ở số báo này, theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin in lại địa chỉ của địa phương xuất xứ cây thần dược, theo địa chỉ:

Thôn Đông (hoặc Thôn Tây), Xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cách thành phố Nha Trang 40km, tính từ ngã ba Nhà máy Đóng tàu Vinashin nằm trên quốc lộ 1. Bạn đọc thứ lỗi cho, chúng tôi không thể nào cung cấp số điện thoại của đại lý bán cây thần dược vì hai lẽ. Thứ nhất, chúng tôi không thể nào chịu trách nhiệm về cây thuốc thật, thuốc giả (trong loạt bài kỳ trước, chúng tôi đã phản ánh tình trạng này.

Thế nên, chúng tôi chỉ cung cấp cho bạn đọc những cách phân biệt cây thần dược thật, cây thần dược giả). Thứ hai, xahoi.com.vn không muốn vô tình trở thành phương tiện quảng cáo cho bất cứ đại lý buôn bán cây thần dược nào, dẫu đã có rất nhiều lời đề nghị.

Để phân biệt thần dược thật và thần dược giả, có thể nhận xét bằng cảm quan.

Cây thần dược thật thuộc dạng thân leo, có những đoạn cong như cây sứ Thái Lan, vỏ ngoài mềm, mỏng, màu vàng sẫm, xắt lát ra thớ gỗ mịn, màu vàng nhạt, có mùi thơm như sâm.

Cây thần dược có rất nhiều gai nhọn trên thân. Khi chặt hái về, người ta róc bỏ hết những gai này. Vì vậy, dù xắt thành từng lát nhưng trên thân vẫn còn dấu gai. Thần dược giả thường có kích thước nhỏ hơn cây thật, vỏ xù xì, màu xám trắng. Khi xắt ra, thớ gỗ to, màu trắng sáng, không thơm. Tuy nhiên, nếu xắt lát, trộn lẫn với cây thật thì rất khó phân biệt.

Thành phần của cây thần dược thật đa số là tinh dầu. Để phân biệt thật, giả, lấy một chén rượu trắng, cho vào mấy lát cây thần dược. Nếu từ 3 đến 5 phút, rượu từ màu trắng chuyển sang màu vàng rồi càng lúc màu càng đậm dần thì nó là thật. Còn để 10 - 15 phút, cây vẫn không ra màu thì đó là cây giả.

 

Hồng Ba
Tag: Thần dược , Chữa bệnh , Cây chữa bệnh , Sức khỏe , Tin tức , Xã hội , Bệnh ung thư