Bố của cháu Phạm Thị Nhung – bé gái bị chết đuối ở Vũ Quang, Hà Tĩnh) khẳng định: Gia đình anh chưa từng được chia ruộng và phải “đấu thầu” ruộng của xóm để trồng lúa.
Gia cảnh 'bé gái lớp 3 chết đuối vì đói' ở Hà Tĩnh: Đâu là sự thật? |
Những ngày qua, sau tai nạn không may xảy đến khiến cháu Phạm Thị Nhung (học sinh lớp 3A, trường TH Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh) qua đời, nhiều thông tin cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cháu bé gặp nạn trên đường đi học về là do cháu bị đói đến kiệt sức.
Từ đó, thông tin về hoàn cảnh thật sự của gia đình cháu bé này được dư luận hết sức quan tâm.
Nhiều tờ báo đã đưa tin, gia đình anh Phạm Văn Vân rất nghèo khó, một hoàn cảnh của “chị Dậu thời hiện đại”, họ là “bi kịch của những người không được nghèo”.
Trái chiều, một tờ báo địa phương đã “thông tin khách quan” lại rằng mức độ nghèo khó của gia đình này không đúng như phản ánh.
Cụ thể, tờ báo này dẫn thông tin rằng: “Từ trước đến nay, gia đình cháu Nhung luôn được láng giềng, thôn xóm và chính quyền địa phương quan tâm. Anh Vân từ xã Hương Minh về đây ở rể, chỉ có 1 sào đất mẹ vợ cho, nhưng xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên thôn đã linh động, bàn bạc chia cho gia đình anh thêm 3 sào để sản xuất”.
Cũng theo tờ báo này: “Trước năm 2013 gia đình anh Vân thuộc diện hộ nghèo nhưng đến tháng 11/2013 thôn đã tiến hành rà soát lại hộ nghèo theo quy định thì gia đình anh Vân có mức thu nhập thuộc diện đã thoát nghèo, được mùa nên lúa đầy sập, trong nhà khi đó còn có xe máy, tivi và các trang bị, phương tiện cần thiết khác”.
Trưa 8/10, chúng tôi tìm đến gia đình anh Phạm Văn Vân ở xóm 6, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Trả lời về các thông tin trên, anh Phạm Văn Vân nói rằng, gia đình anh định cư tại xóm 6, xã Đức Bồng từ năm 2003 đến nay nhưng chưa từng được chia đất ruộng.
“Nhà tui về ở thì họ chia ruộng xong rồi nên không có”, anh Vân nói.
Anh Vân cho biết, vì không có ruộng nên anh được gia đình vợ cho 1 sào ruộng để sản xuất.
“Năm ngoái tui có làm 1 sào ruộng đấu thầu của xóm. Mỗi mùa sau khi thu hoạch phải nộp 100 nghìn tiền lệ phí cho xóm. Ruộng làm không ăn thua nên năm nay tui tính trả cho xóm”, anh Vân cho biết.
Nhà bếp của gia đình anh Vân
Cũng theo anh Vân thì nhà anh chưa hề có tivi. “Tui đi làm thuê, tiền ăn không đủ thì lấy tiền mô (đâu) mà mua tivi”, anh Vân bức xúc nói.
Anh Phạm Văn Vân cho biết: tháng 2/2013, anh Vân có vay mượn mua được 1 chiếc xe máy không giấy tờ với giá 1,2 triệu đồng của một người ở xã bên. Xe đã hư hỏng nhiều, “tiền vá quá tiền may” nên đến tháng 8/2013 anh Vân bán sắt vụn với giá 650 nghìn đồng.
Trao đổi với ông Lê Xuân Hoài – Bí thư chi bộ xóm 6, chúng tôi được biết: 1 sào ruộng mà anh Vân “trúng thầu” là thuộc “ruộng dự phòng” của xã Đức Bồng. Ông Hoài xác nhận, gia đình anh Vân từ trước đến nay chưa được chia ruộng.
Được biết, khi anh Vấn nộp số tiền 100 nghìn đồng lệ phí “trúng thầu” ruộng thì xóm được giữ lại 50%, số tiền còn lại sẽ được nộp lên xã.
Về thông tin gia đình anh Vân đã từng có tivi hay không, ông Bí thư chi bộ ngẫm nghĩ rồi nói: “Cũng không chắc lắm, để xem lại đã”.
“Thời điểm khảo sát thu nhập để xét hộ nghèo, nhà anh Vân không có trang thiết bị gì cả” ông Hoài nói.
Những hình ảnh giadinhonline.vn ghi lại khi đến nhà anh Vân - chị Quý:
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?