Nguyễn Thảo Ngọc lặng lẽ trình bày một bài văn xúc động về mẹ, không ngờ sự chân thành của cô bạn đã mang về điểm 9 môn Văn.
Ngọc có vẻ ngoài nhỏ nhắn, tính cách cởi mở và rất thích được đi du lịch, chụp ảnh cùng bạn bè. |
Sơ lược về Nguyễn Thảo Ngọc:
- Sinh nhật: 17/12/1994.
- Học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Huy chương Đồng cuộc thi Toán Singapore mở rộng khi đang học lớp 8.
- Giải Nhì tỉnh Vĩnh Phúc môn Toán và tiếng Anh năm lớp 9.
- Vừa đỗ thủ khoa khối D trường ĐH Ngoại thương với số điểm là 28.
Ngọc có vẻ ngoài nhỏ nhắn, tính cách cởi mở và rất thích được đi du lịch, chụp ảnh cùng bạn bè. Cô bạn chia sẻ, đạt thủ khoa đại học là chuyện chưa bao giờ ngờ tới.
Đạt Thủ khoa nhờ "bí kíp chân truyền" từ đàn anh?
- Chào Ngọc, được tin em trở thành Thủ khoa khối D ĐH Ngoại thương, chắc đã có không ít người hỏi thăm, chúc mừng?
- Vâng. Nhưng đến giờ em vẫn chưa tận mắt nhìn thấy điểm của mình (cười).
- Tại sao? Chẳng lẽ em không quan tâm đến điểm số?
- Thực ra là gia đình em tổ chức đi du lịch ngay sau kỳ thi đại học căng thẳng. Em mới đi về, chưa biết là có điểm rồi thì đã được mọi người cho biết tin em đạt thủ khoa.
- Ai là người đầu tiên nói cho em biết tin vui này?
- Buổi sáng, em vừa ngủ dậy thì nhận được tin nhắn của cô bạn thân với nội dung không chơi với em nữa. Em chưa hiểu đầu "cua tai nheo" thế nào, nhắn lại hỏi thì bạn ấy cho biết em đạt điểm cao nhất khối D. Lúc đó, em rất bất ngờ nhưng cũng rất vui. Sau đó, em và gia đình nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn chúc mừng em mới tin chuyện bạn ấy nói là thật.
- Bản thân em có nghĩ bài làm của mình sẽ đạt điểm cao nhất khối D của trường ĐH Ngoại thương không?
- Thú thật là em đã nghĩ bài thi của mình không được tốt lắm, đặc biệt là môn Văn. Vốn dĩ môn Văn đã rất khó đoán trước vì còn phụ thuộc nhiều vào người chấm nhưng em lại làm bài theo cảm xúc là chính nên càng "run" hơn. Sau khi làm xong bài thi môn Văn, em chẳng dám xem đáp án trên mạng, nghĩ bụng "có thể điểm sẽ thấp lắm đây".
- Nhưng em đã đạt 28 điểm cho cả 3 môn, cụ thể là Toán 10 điểm, Văn 9 điểm và tiếng Anh 9 điểm. Một điểm số đáng ngưỡng mộ, em nghĩ sao?
- Em thích học Toán từ bé và học cũng tương đối khá nên em không lo lắm. Tiếng Anh là môn chuyên nên em chỉ tự ôn luyện chứ không đi học thêm ở bất cứ đâu.
Còn lại môn Văn, môn em yếu nhất. Em dành rất nhiều thời gian để ôn luyện Văn, tuy nhiên bài thi thử hay điểm số môn Văn của em đều không thuộc hàng top trong lớp.
Phân bố thời gian hợp lý, Nguyễn Thảo Ngọc vẫn thường xuyên góp mặt trong hoạt động ngoại khoá của trường Chuyên Ngữ như CNN Cancook, CNN Idol... (Ngọc đứng bên trái, chụp ảnh lưu niệm cùng bạn).
- Vậy đâu mới là bí quyết để em ghi danh vào "bảng vàng"?
- Em không có bí quyết gì ngoài sự nỗ lực. Ở lớp em các bạn cũng học hành rất hăng, vì vậy mà em có động lực để cố gắng. Tuy nhiên, hàng ngày em cũng chỉ học tới 10h-10h30 tối chứ không học quá khuya. Em chú trọng phân bổ thời gian để không ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài mới trên lớp.
Có một câu chuyện đặc biệt là, em được một đàn anh khoá trước truyền cho tập tài liệu tổng hợp về môn Văn để ôn luyện thi đại học. Nhờ có những phần ghi chú, dàn ý tổng hợp từ sách vở và thầy cô trong tập tài liệu, em cảm thấy tự tin với môn Văn.
Mặc dù vậy, nếu gọi là "bí kíp" thì đây quả là một bí kíp hỗn mang. Có nó, em học được khá nhiều cách thể hiện, cách phân tích khác nhau cho cùng một tác phẩm nhưng chính nó lại khiến em hoang mang vì không biết nên theo sách nào, thầy nào mới đúng.
Cuối cùng, sau một thời gian tin tưởng hoàn toàn vào cuốn "bí kíp", em tự rút ra kết luận là phải nghĩ và làm theo cách hiểu của mình, nâng dần khiếu cảm thụ văn, kết hợp với kiến thức cơ bản. Dần dần, môn Văn của em khá lên nhiều so với trước.
Mẹ là thần tượng
- Có vẻ như em khá tâm đắc với môn Văn?
- Em rất bất ngờ khi đạt điểm 9 môn Văn. Dù đã ôn luyện nhiều nhưng đây vẫn là môn em yếu nhất trong 3 môn. Hơn nữa, em cũng không giỏi các câu nghị luận. Thế nhưng, em đã thể hiện cảm xúc, bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất trong bài thi của mình.
Khi đọc đề câu nghị luận, em bắt đầu hình dung ra những gì mình muốn viết, rất có cảm xúc nên bắt tay làm một mạch, không ngừng lại chút nào. Cũng không có nhiều thời gian để em đọc lại bài làm cho nên lúc nộp bài em cũng hơi lo. Bởi vì thông thường cách viết ngẫu hứng như vậy không bám sát được khung chấm điểm, dễ bị điểm thấp. Dù vậy, phần lý thuyết của đề thi em khá tự tin.
"Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên" - trích dẫn câu hỏi số 2 - câu nghị luận xã hội trong đề Văn ĐH khối D năm 2012.
- Câu số 2 đề Văn khối D là câu hỏi khá thú vị, được dư luận quan tâm. Em có biết việc nhiều bạn thí sinh khác đem chuyện "fan cuồng Kpop" ra làm đề tài cho câu hỏi này không? Bản thân em triển khai câu này ra sao?
- Sau này em mới biết chuyện các bạn nói rất nhiều về hiện tượng fan cuồng, đặc biệt là fan Kpop thông qua báo chí và bạn bè em kể. Vì năm lớp 12 em chuyên tâm vào học hành, chẳng để ý, hơn nữa em cũng không hâm mộ nhạc Hàn Quốc nên không để ý nhiều tới hiện tượng fan cuồng.
Với em, khi nhìn thấy câu hỏi em đã nghĩ ngay tới mẹ. Thế là em quyết định viết, rất nhiều điều mà thường ngày em không thể nói được đã chuyển tải trong bài thi. Trước khi viết về mẹ thì em cũng phân tích về khái niệm thần tượng, văn hoá hâm mộ và những lý do em chọn viết về mẹ. Em hâm mộ mẹ và muốn trở thành một người phụ nữ như mẹ em.
- Hẳn mẹ là người phụ nữ hoàn hảo trong mắt em?
- Dạ không. Mẹ chỉ là một công chức như bao người khác. Nói mẹ em là thần tượng thì to tát quá, chỉ là với em đó là một hình mẫu lý tưởng để em hướng tới trong tương lai.
Em nghĩ đứa con nào cũng yêu quý mẹ. Những chuyện em nói về mẹ trong bài làm của mình cũng rất đơn giản, từ việc mẹ luôn luôn coi trọng bữa cơm gia đìn, tới việc mẹ là người cân bằng mọi chuyện trong cuộc sống gia đình... Em ngưỡng mộ những điều đó ở mẹ, rất giản dị nhưng thu hút.
Dù vậy, em tin rằng ai cũng có điểm chưa hoàn thiện nên không nên thần tượng hoá một con người mà chỉ nên học những điểm tốt thôi. Đó là suy nghĩ của em về đề thi nghị luận xã hội.
ĐH Ngoại thương chưa phải là lựa chọn số 1
Ngọc rất yêu thiên nhiên và thích khám phá nên cô bạn chưa quyết định được việc sẽ học ngành "nhiều tiền" hay chọn ngành phù hợp với tính cách.
Dù là thủ khoa một trong những trường ĐH có tiếng hàng đầu Việt Nam nhưng cô bạn Nguyễn Thảo Ngọc còn khá phân vân về ngôi trường mình sẽ dành 4 năm theo học.
- Mọi người đều nghĩ ĐH Ngoại thương giống như Havard của Việt Nam, sao em lại còn đắn đo với một môi trường học tập chất lượng như vậy?
- Em hiểu Ngoại thương rất chất lượng và em cũng rất phấn khởi khi trở thành thủ khoa nhưng hiện em vẫn chưa quyết định. Ở trường Ngoại thương, em thi Tài chính - Ngân hàng, đây là ngành đang khá hot và có thể nhìn thấy trước tương lai em sẽ làm nghề gì, sẽ phát triển ra sao.
Nhưng em vẫn đang chờ điểm từ trường HV Ngoại giao, khoa Quan hệ quốc tế. Em đặt khá nhiều hi vọng vào địa chỉ này.
- Lí do gì khiến em phân vân giữa hai trường, hai ngành nghề?
- Thực ra, ngoại giao là ngành em thích. Nó phù hợp với sở thích và tính cách của em hơn. Nhưng em vẫn đang phân vân và hỏi ý kiến mọi người xem lựa chọn ngành nào.
Em thích đi du lịch, thích khám phá và thử thách những điều mới lạ nên công việc liên quan đến ngoại giao sẽ có thể đáp ứng mong mỏi của em. Ngoài ra, em cũng rất thích đọc sách, tìm hiểu văn hoá mọi miền, đất nước.
- Như vậy, nếu đậu HV Ngoại giao, em sẽ không theo học ĐH Ngoại thương? Em thường đọc loại sách gì?
- Em đọc tất cả các thể loại. Cứ hễ thấy sách ở đâu là em đọc ngay.
Hiện giờ em chưa thể quyết định sẽ theo học ở đâu và em sẽ kiên nhẫn chờ biết điểm rồi mới quyết định.
Một số hình ảnh nhí nhảnh ngày thường của cô bạn thủ khoa:
Thảo bên trái bức hình. Hầu hết hình ảnh của Ngọc đều có mặt những người bạn thân. Cô cho biết, chụp ảnh cùng bạn bè là một trong những sở
thích không thể thiếu trong đời học sinh.
Có vẻ như cô bạn rất thích áo phông có in chữ, hình ảnh ngộ nghĩnh (Ngọc ở bên trái)
Mê thú bông.
... và cũng rất "quậy".
Đôi lúc dịu dàng, nữ tính. (Ngọc phía ngoài cùng bên phải)
Ngày bé, Ngọc từng là "sơn ca".
Lớp chuyên Anh của Nguyễn Thảo Ngọc (cô bạn ở vị trí thứ hai từ phải sang trái, hàng dưới cùng)
Cả lớp chuyên Anh mừng sinh nhật cô giáo.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%