Tối 15/4, tại sân khấu Kỳ Đài – Phu Văn Lâu uy nghiêm hùng vĩ Lễ bế mạc Festival Huế 2012 đã chính thức khép lại những màn trình diễn nghệ thuật vô cùng đặc sắc, ấn tượng của 9 ngày diễn ra Festival Huế 2012.
|
Lễ bế mạc có chủ đề “Nhịp thở sông Hương” trong không gian Hoàng thành Huế với nghệ thuật pháo hoa và thả hoa đăng trên sông Hương đầy chất trữ tình, đây cũng là lời chia tay ngọt ngào lưu luyến và lời hẹn mùa lễ hội Festival Huế 2014.
Festival Huế 2012 - chủ đề “Di sản với văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử” với sự tham gia của 28 quốc gia đến từ 5 châu lục, 450 nghệ sĩ, đã để lại nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng cao.
Dàn trống khai màn lễ hội bế mạc Festival Huế 2012.
Những lễ hội đặc sắc, mới lạ để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng khán giả như lễ hội Đêm Phương Đông, lễ hội Áo dài, lễ hội sân khấu hoá Thiên hạ Thái Bình…Ngoài ra, có hàng chục hoạt động hưởng ứng và hoạt động văn hoá cộng đồng đa dạng và phong phú góp phần dệt nên bức tranh văn hóa đa màu sắc cho Festival Huế.
Những tiết mục ca múa nhạc được dàn dựng công phu. Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Festival Huế, cho biết, có hơn 2 triệu lượt khách tham dự Festival Huế 2012. Trong đó có hơn 18 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (tăng 62,8% so với cùng kỳ 2011), hơn 8 vạn khách quốc tế. Festival Huế lần thứ 7 đang trong mùa du lịch nên so với Festival Huế 2010, khách du lịch đến Huế tăng 54%, trong đó khách quốc tế tăng gấp 3 lần.
Xin chào tạm biệt Festival Huế 2012 và hẹn gặp lại Festival Huế 2014. Festival Huế 2014 sẽ bắt đầu từ ngày 12/4/2014, kéo dài trong chín ngày cũng với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”. Những hình ảnh Lễ bế mạc Festival Huế 2012:
Hoa hậu Ngọc Hân rạng rỡ trong tiết mục khai màn đêm hội bế mạc.
Tiết mục nghệ thuật biểu diễn “Vui hội xuân” làm mê hoặc lòng người
“Nhịp thở sông Hương” trong không gian Hoàng thành Huế.
Hoa hậu Ngọc Hân thướt tha trong tà áo dài xứ Huế.
Những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc của nhóm Cỏ Lạ.
Những điệu múa khoẻ khoắn trong trang phục đậm chất văn hoá của các nghệ sĩ, diễn viên của vũ đoàn Raguda (Nga)
Ấn tượng bởi màn trình diễn điệu múa mới lạ, độc đáo của các nghệ sĩ đến từ đoàn Odissi Vision & Movement Centre (Ấn Độ).
Đặc sắc tiết mục múa xen của các diễn viên, nghệ sĩ đến từ đoàn ca kịch Phú Yên.
Những màn pháo hoa lấp lánh cũng là lời chia tay ngọt ngào lưu luyến và lời hẹn mùa lễ hội Festival Huế 2014.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?