Điều đầu tiên bạn cần làm là phải dồn đủ sức để có thể dứt ra. Thứ tình cảm bạn đang có được xác định là thiếu lành mạnh nếu có các biểu hiện:
Có những khi chúng ta cần phân tích chính mình để tìm ra điều gì đã đẩy chúng ta vào mối quan hệ thiếu lành mạnh. (Ảnh minh họa). |
Kiểm soát
“Làm cái này, nói thế này, hành động thế này đi, nếu không tôi bỏ cô” - nếu câu nói ấy luôn xuất hiện trong mối quan hệ của bạn, thì bạn đang có thứ tình yêu què quặt. Tình yêu thực sự không có những đòi hỏi, không cần đến mức phải đe dọa mới giải quyết được một vấn đề chung.
Mất lòng tin
Nếu bạn không thể và sẽ không tin người ấy, có nghĩa là tình yêu đã chết rồi. Lòng tin có khi bị lung lay, nhưng cũng có thể xây dựng lại được. Nếu một trong hai người hay cả hai đều không sẵn sàng xây dựng lại lòng tin, chỉ tìm cách rình rập, thu thập chứng cớ chống lại nửa kia, thì mối quan hệ ấy không lành mạnh.
Lạm dụng
Sự lạm dụng không nhất thiết chỉ đi đôi với vấn đề thể xác (đánh đập, lạm dụng tình dục...). Nếu ở bên người kia bạn luôn có cảm giác lo sợ, những cử chỉ ngọt ngào thường đến liền sau những giai đoạn căng thẳng vì chờ đợi trận cãi lộn tiếp theo, cảm giác ức chế bị đè nén đến mức “vỡ bờ” hay bắt đầu có dấu hiệu lừa dối, ngoại tình, thì cũng có nghĩa là bạn đang sống trong một mối tình không lành mạnh. Người lạm dụng thường xin lỗi, nài nỉ một cơ hội khác sau những hành vi của mình, song chuyện không bao giờ chấm dứt.
Nếu bạn thấy mình rơi vào những trường hợp trên và mong muốn thoát ra, hãy làm những điều sau để tự giải thoát:
1. Viết nhật ký:
Mọi người thường có xu hướng lãng mạn hóa những mối tình đã qua. Bạn đã cố dứt bỏ vài lần mà không thành để rồi lại quay lại chịu dày vò như cũ? Lưu giữ lại những con số và thực tế tệ hại bạn đã phải trải qua khi sống trong mối quan hệ này là một cách tốt để bạn không phải nuối tiếc khi nhìn lại và tự hỏi “tại sao mình lại bỏ anh ấy?”.
2. Nói chuyện với ai đó
Ngoài cha mẹ, bạn bè, sẽ có ích nếu bạn chuyện trò với một người có chuyên môn về lĩnh vực này, người có thể giúp bạn giải quyết những cảm giác mất mát tình cảm theo thái độ, cái nhìn khách quan nhất.
3. Tìm ra điểm yếu của bản thân
Có những khi chúng ta cần phân tích chính mình để tìm ra điều gì đã đẩy chúng ta vào mối quan hệ thiếu lành mạnh. Giải quyết tận gốc các nguyên nhân bao giờ cũng mang lại kết quả trọn vẹn nhất.
4. Cắt đi tất cả các mối liên kết
Đừng cho người cũ có cơ hội lôi kéo bạn trở lại. Xóa/chặn người ấy khỏi tất cả các kênh kết nối với bạn. Nhờ cả sự giúp đỡ của những người bạn chung để anh ta không có cơ hội tiếp cận bạn qua họ nữa. Đổi password các trang cá nhân, khóa số điện thoại gọi đến... Bạn cần làm vậy để hoàn toàn thoát khỏi quá khứ và tiếp tục cuộc sống mới.
5. Nhận sự giúp đỡ
Nếu bạn trong tình trạng nguy hiểm, vẫn có những tổ chức như hội phụ nữ, chính quyền địa phương... có thể bảo vệ bạn. Đừng ngại tìm kiếm từ họ sự giúp đỡ.
6. Sống cuộc sống của mình
Cách tốt nhất để không đánh mất bản thân là bạn phải sống tiếp. Mới chỉ có một mặt cuộc sống của bạn, gắn kết với một người, là vừa kết thúc thôi. Bạn vẫn nên nuôi dưỡng quan hệ với những người bạn khác, tham gia các lớp học hay tự đăng ký tour đi du lịch một mình. Đó là cách bạn sống không mệt mỏi tiến lên tìm kiếm những mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?