Sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bà Thân không cố định vết thương mà lại chạy đi đập rắn khiến nọc độc phát tán nhanh khắp cơ thể.
Người dân phát hiện và đập chết con rắn lục đuôi đỏ ở gần cầu Thuận Phước |
Chiều 4/12, lãnh đạo bệnh viện Đa Khoa Quảng Ngãi - cho biết- vừa cứu sống một bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bị thương nặng. Nạn nhân là bà Vương Thị Thân (trú xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi).
Tối 3/12, bà Thân được đưa vào Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu trong tình trạng toàn thân tím tái, hôn mê bất tỉnh. Trước đó, bà Thân kể với người nhà rằng chiều cùng ngày, khi làm vườn bà bị con rắn lục dài gần 1 m, to hơn ngón chân cái cắn vào mu bàn chân trái.
Tưởng vết thương nhẹ, không nguy hiểm nên bà Thân chỉ dùng mảnh vải nhỏ băng sơ vết thương rồi chạy ra vườn tìm con rắn đã cắn mình để tiêu diệt. Khoảng 1 tiếng sau, bà Thân hoa mắt, đau đầu và chóng mặt rồi bất tỉnh nên được đưa vào viện cấp cứu.
Theo chẩn đoán của các bác sĩ, do bà Thân vận động mạnh để tìm diệt con rắn sau khi bị cắn nên nọc độc phát tán nhanh khắp cơ thể gây rối loạn hệ thống tuần hoàn, tắc nghẽn mạch máu dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Các bác sĩ cho biết nếu bệnh nhân này nhập viện muộn một lúc nữa thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 4/12, tại gần cầu Thuận Phước (Đà Nẵng) hai con rắn lục đuôi đỏ được người dân phát hiện và đập chết. Hai con rắn này to bằng cán dao, dài khoảng 70 - 80cm và đều sắp sinh sản.
Lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng - cho biết, đã có thêm 3 người bị rắn lục đuổi đỏ cắn phải nhập viện, nâng số bệnh nhân đang điều trị tại đây lên 13 người. Trong số 3 người mới nhập viện thì có 2 người Đà Nẵng và 1 người Quảng Nam.
Như vậy, hiện Đà Nẵng đã có 5 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện. Toàn miền Trung đã có hơn 400 người là nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ.
Bác sĩ Phạm Thị Ánh Hồng - Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Đà Nẵng - cho biết mặc dù chưa có bệnh nhân nào tử vong do rắn lục đuôi đỏ cắn nhưng không được phép chủ quan, bởi loài này có nọc rất độc.
“Chúng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Trong nọc có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch...”, bác sĩ Hồng nói và khẳng định người bị rắn lục đuôi đỏ cắn có khả năng bị rối loạn đông máu và xuất huyết.
Theo hướng dẫn của bác sĩ Hồng, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn không được dùng garô, rạch rộng, hút nọc độc mà nên băng ép, tẩy nọc rồi chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không đắp các loại thuốc nam, chườm đá, không tự chữa trị tại nhà.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%