Nhiều người nói: “Nếu Tứ khỏe mạnh, chắc hẳn một suất ở ĐTVN sẽ được dành cho trung vệ người Quảng Nam. Nhưng tiếc rằng, đây không phải là năm của Phước Tứ".
Chấn thương khiến Phước Tứ (phải) lỡ hẹn với AFF Suzuki Cup 2012 - Ảnh: Minh Tuấn |
Nhiều người cho rằng: “Nếu Tứ khỏe mạnh, chắc hẳn một suất ở ĐTVN sẽ được dành cho trung vệ người Quảng Nam. Nhưng tiếc rằng, đây không phải là năm của Phước Tứ”.
4 THÁNG NỮA, PHƯỚC TỨ MỚI TRỞ LẠI
Quả thật, năm Rồng này là một năm thiếu may mắn với trung vệ Lê Phước Tứ. Đội trưởng của SG.XT đã chơi rất hay ở lượt đi mùa bóng 2012. Thế nên, có người mới nói rằng, bầu Thụy chơi ngông nhưng cũng không… ngông khi bỏ ra đến 12 tỷ đồng để phá sâu mọi kỷ lục chuyển nhượng, đồng thời nẫng Tứ “khùng” trên tay HN T&T.
Người ta có cảm giác, mọi trung vệ khi đá cặp với Phước Tứ đều có thể chơi ăn ý, bởi anh là mẫu cầu thủ toàn diện, với những kỹ năng băng cắt và bọc lót hoàn hảo. Nói cách khác, Phước Tứ đáp ứng được hai yêu cầu là chơi bóng cá nhân và có thể phục vụ cho lối đá tập thể. Và đó là lý do để thuyền trưởng ĐTVN Phan Thanh Hùng “rùng mình” khi nhận cái tin dữ: Phước Tứ dính chấn thương.
Ca phẫu thuật ở Singapore thành công, bây giờ Phước Tứ đã có thể bước vào giai đoạn vật lý trị liệu và ước chừng khoảng 4 tháng nữa anh sẽ trở lại sân cỏ. Dẫu thế, đây là giai đoạn mà Tứ nói rằng: “Tôi đang cảm thấy rất trống vắng, chưa bao giờ tôi thấy nhớ trái bóng đến thế”. Và, người ta có thể hiểu cái nỗi nhớ của Phước Tứ. Đơn giản bởi, giữa ngày hội lớn, anh phải đóng vai khán giả. Trước một nền bóng đá đang có nhiều biến động, khi Phước Tứ cần có những khoảnh khắc đặc biệt để khẳng định chân giá trị thì anh phải ngồi ngoài. Nghiệt ngã và đen đủi cho trung vệ người xứ Quảng là ở chỗ đó. Sẽ chẳng ai biết trước được điều gì đón đợi Phước Tứ sau chấn thương… Nhưng có một điều mà Phước Tứ có thể biết ngay từ lúc này là nếu muốn ở lại SG.XT, chắc chắn anh phải giảm lương và nhiều thứ khác nữa.
NGÔI SAO BÌNH DỊ
Có lần chúng tôi hỏi Phước Tứ chuyện tiêu tiền, anh chỉ nhoẻn miệng cười rồi nói: “Nhìn lên, tôi chẳng hơn ai, còn nhìn xuống thì tôi may mắn hơn rất nhiều người đấy. Thời khốn khó của gia đình tôi trước đây đã dạy cho tôi biết phải làm gì với đồng tiền mà mình phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được…”.
Phước Tứ từng thừa nhận, nếu không có bóng đá, nếu không có kỷ luật của nhà binh, có thể anh đã trở thành một tay anh chị ở xứ Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam. Tuổi 16, Tứ đã biết sát cánh cùng bố mẹ đào vàng ở Phước Sơn, Suối Mơ, Bồng Miêu… và thường xuyên chứng kiến những cuộc chiến giáp lá cà của giới giang hồ.
Thế rồi, cơ duyên đưa Phước Tứ đến với bóng đá. Cậu bé đá bóng ở Đại Lộc nức danh ngày nào không những thoát được nỗi ám ảnh chốn rừng thiêng nước độc, mà còn vực dậy được cả một gia đình từng điêu đứng vì nợ nần.
Từ một cậu bé “láu cá” trở thành lính binh nhì ở QK5, rồi lên lon thiếu úy ở Thể Công, và bây giờ trở thành một tỷ phú đá bóng, tất cả cứ ngỡ như một giấc mơ với Phước Tứ.
Chính vì vậy, với Tứ, bóng đá luôn chảy trong huyết quản, là nhựa sống và anh đang chiến đấu hết sức với chấn thương để nhanh chóng được trở lại sân cỏ.
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng
- Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được