Sáng 5/7, sau buổi thi môn Hóa và Tiếng Anh, đợt 1 kỳ thi Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 đã kết thúc.
Cả thí sinh và phụ huynh cùng giải đề thi sau khi kết thúc môn thi cuối sáng 5/7 |
Theo nhận định chung, kỳ thi năm nay diễn ra an toàn và trật tự. Hiện tượng cò phao thi hầu như không xảy ra. Tại các địa điểm thi, vấn đề trật tự an toàn giao thông được đảm bảo tốt nhờ có sự phối hợp của CSGT.
Tổng kết gần 2 ngày thi, đã có khá nhiều tình huống bi hài lẫn lộn của thí sinh.
Tỉ lệ em đỗ ĐH là… 0%
Đó là câu nói nửa đùa nửa thật của thí sinh Nguyễn Thị Thanh Hương (Yến Mao, Thanh Thủy, Phú Thọ) ở buổi thi cuối cùng sáng 5/7 sau khi PV đặt câu hỏi: “Em thử đoán tỉ lệ đỗ ĐH năm nay của em là bao nhiêu”.
Hương năm nay thi vào ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Suốt 3 năm học cấp III ở trường THPT Trung Nghĩa (Thanh Thủy, Phú Thọ), Hương là học sinh khá, đặc biệt em có thế mạnh khối B. Em cho biết: “Năm nay khối thi chính của em là khối B, em thi khối A để thử sức cho đợt 2 thôi ạ”.
Trao đổi bài làm sau khi hết giờ
Sau khi làm xong bài thi môn Hóa sáng 5/7, chúng tôi đã cùng Hương ngồi so lại đề thi và đáp án tất cả các môn. Kết quả cho thấy mặc dù không phải là sai hoàn toàn, song Hương cho biết: “Môn này bù môn kia thôi anh ạ”.
Hương còn cho biết thêm: “Em thi khối A đợt này là thi “chơi” thôi, nên em mới đoán tỉ lệ em đỗ là… 0%. Ở đợt thi sau thi khối B, em sẽ cố hết sức thì thôi”.
Trước đó, sau mỗi môn thi kết thúc, các sĩ tử cũng đã lần lượt có nhận xét về độ khó dễ của các môn. Ở môn Toán khối A, A1 và V trong ngày thi đầu tiên, hầu hết thí sinh đều nhận định đề Toán không khó so với khả năng của mình. Thậm chí ở trường Đại học Điện lực, lúc 9h15 đã có thí sinh bước ra khỏi phòng thi. Trong khi đó, tại điểm thi của Học viện Ngoại giao, thí sinh Thủy (Trường chuyên Thái Nguyên) thi vào Học viện Ngoại giao chia sẻ: “Đề thi khối A và A1 năm nay có một phần thi mới, đó là Nhị thức Newton, bọn em không được ôn thi phần này, tại vì các năm trước không có. Ngoài ra, phần nâng cao lại không quá khó. Em thấy phần nâng cao dễ làm hơn phần Nhị thức Newton”.
Ở môn Lý và Hóa khối A, thí sinh đều có nhận xét chung là dài. Tuy nhiên đề Lý dài và khó hơn. Do đó, rất nhiều thí sinh tỏ vẻ mệt mỏi sau buổi chiều 4/7 thi Lý. Điều đó trái ngược với quang cảnh sau buổi thi môn Hóa và Tiếng Anh sáng 5/7.
Thí sinh 41 tuổi: Thi cho bằng đỗ thì thôi...
Nổi bật trong những sĩ tử đi thi buổi sáng hôm nay 5/7 là một “bác” có vẻ khá “già dặn” so với thí sinh khác cùng trang lứa. Hỏi ra mới biết thí sinh này tên là Nguyễn Xuân D. (SN 1971) ở Q. 1, TP. HCM. Anh D. đi thi lần này để quyết tâm kiếm một “tấm bằng” đại học.
Là một thí sinh khá lớn tuổi, anh nghĩ thế nào khi vẫn muốn tiếp tục chinh phục tấm bằng đại học?
“Mình đi làm ở nước ngoài nhiều năm rồi, giờ về Việt Nam không biết làm gì, đi xin việc khó quá chẳng chỗ nào nhận vì không có bằng cấp, giờ mình cũng muốn học thêm để lấy bằng đại học. Ngày xưa nhà không có điều kiện học giờ muốn theo đuổi ước mơ thành một cử nhân và cũng để xin việc dễ hơn…”.
Kết thúc môn thi cuối cùng với khuôn mặt tươi tỉnh
Anh chọn thi vào trường Đại học Ngoại thương TP. HCM là một trường thuộc Top trên, liệu có quá mạo hiểm không?
Mình nghĩ top trên hay trung bình không quan trọng lắm. Sau khi về nước mình cũng đã ôn thi rất kỹ, hỏi bạn bè khá nhiều. Kiến thức mình chắc thì thi ở đâu cũng được. Với lại dù sao, ra trường có cái bằng Ngoại thương cũng dễ xoay sở hơn. Mình thấy bạn bè mình có nhiều người học Ngoại thương ra mà, oai lắm. (Cười).
Có nhiều trường để anh có cơ hội “đổi đời” sau khi học ra, tại sao anh vẫn nhất quyết chọn trường Ngoại thương?
Đại học Ngoại thương là ước mơ từ rất lâu của tôi rồi, dù biết lớn tuổi tiếp thu cũng chậm hơn lớp trẻ nhưng đó thực sự là đam mê, đam mê một công việc và thu nhập tốt nên tôi chọn thi ngoại thương. Tôi nghĩ không có gì là mạo hiểm, vì nếu thi năm nay không đỗ tôi sẽ lại tiếp tục thi tiếp năm tới đây…
Anh là một thí sinh rất lạc quan, vậy anh có thể đánh giá được chất lượng bài thi của mình sau kỳ thi vừa rồi không?
Sau 3 môn thi, tôi tự tin nhất là môn toán, môn lý khó và dài, môn hóa sáng nay tôi làm cũng không hoàn hảo, có lẽ là được khoảng 60% thôi (cười…).
Phụ huynh bi hài ký
Mùa thi nào cũng vậy, phụ huynh là một “lực lượng” gây chú ý tại tất cả các điểm thi. Điệp khúc “con thi đại học, bố mẹ thi lòng kiên trì” một lần nữa lại vang lên.
"Ở nhà yên tâm nhé, hai bố con sắp được về rồi..."
Bác Đinh Mạnh Hợp (TP. Nam Định) có lẽ khác hẳn với nhiều phụ huynh đứng ở cổng trường Đại học Điện lực. Bác chia sẻ: “Nhà tôi năm nay có tận 2 đứa thi. Một đứa ở đây (Đại học Điện lực) còn một đứa thi bên trường giao thông (Đại học Giao thông Vận tải - PV). Tôi với vợ tôi cùng 2 đứa con lên Hà Nội, coi như là cả nhà cùng đi thi (cười), thuê hẳn một cái phòng ở nhà nghỉ bên Hoàng Quốc Việt. Cứ mỗi khi chúng nó thi xong một môn là điện thoại qua lại để hỏi kết quả cho đỡ lo, xong mới về nhà nghỉ”.
Bác Hợp nói thêm: “Ở ngoài chờ sốt ruột lắm, cứ thấy đứa nào ra mà nhìn mặt buồn buồn là lại lo cho con mình, không biết có làm được bài không. Tối hai vợ chồng có dám ngủ đâu, thức canh cho con để chúng nó dậy đúng giờ. 5h sáng là cả nhà cùng “hành quân” rồi.”
Chuẩn bị lên đường về quê sau kỳ thi
Trong khi đó, chị Hạnh (Bắc Kạn) có con thi vào Học viện Ngoại giao lại trở thành nhân viên “trực tổng đài” bất đắc dĩ. Chị chia sẻ: “Con trai cả của tôi làm thầy giáo cấp 3 trên Bắc Kạn, tôi đưa đứa con gái út đi thi. Cứ mỗi khi kết thúc một môn thi, tôi lại gọi cho con trai cả, cùng đứa con gái út giải luôn đề thi xem được bao nhiêu điểm. Rồi lại phải thông báo về cho những người đang ở quê theo dõi. Gần hai ngày mà cứ phải ôm cái điện thoại kè kè bên mình”.
Trên đây chỉ là những trường hợp điển hình mà nhóm PV ghi nhận sau gần hai ngày thi. Kết thúc đợt thi thứ nhất, sĩ tử lại chuẩn bị cho đợt thi thứ hai ngày 9, 10/7 tới với các môn thi khối B, C, D.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%