Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư cao tốc Nội Bài– Lào Cai từng liên quan đến việc rút ruột đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Đoàn xe của Bộ trưởng Dũng bị chặn lại trên đường |
Lùm xùm việc bồi thường giải phóng mặt bằng
Nhiều ngày qua, tại đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn thông đường 26km từ Hà Nội đến huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc) và kéo dài đến địa phận xã Hương Sơn (huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc), người dân đã mang gỗ, đinh rải giữa đường cao tốc.
Trong dòng xe tham gia giao thông bị chặn lại, có đoàn xe của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng. Mặc dù đã đến tận nơi giải thích cho nhân dân nhưng không thành công, Bộ trưởng Dũng buộc phải quay đầu đi đường khác đến nơi công tác.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã lập tức lên tiếng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) và địa phương xử lý vụ việc.
Lý giải về điều này, trao đổi với báo chí, đại diện VEC cho biết, nguyên nhân là do còn một số hộ dân bị ảnh hưởng mặt bằng trong quá trình thi công đường cao tốc chưa đồng ý với phương án bồi thường.
Theo đại diện VEC, trong quá trình thi công đường cao tốc này có khoảng 30 hộ dân bị ảnh hưởng. Vấn đề này đã được đơn vị bảo hiểm thuê cơ quan giám định và tiến hành bồi thường theo đúng quy định. Tuy nhiên, một số hộ không đồng tình với phương án bồi thường nên đã có hành động phản đối.
Nhưng theo ý kiến của người dân nơi đây, việc làm này của họ là để phản đối việc chủ thi công trả tiền công làm đường, tiền giải phóng mặt bằng quá thấp. Dù người dân đã một vài lần yêu cầu chủ thi công xuống thỏa thuận về việc này nhưng vẫn chưa có tiếng nói chung. Vì thế, người dân đã mang gỗ chặn đường để phản ứng việc làm trên.
Không chỉ dây dưa trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng, cũng trên tuyến đường cao tốc này, VEC đã bắt đầu thu phí dù chưa hoàn thành xong công trình.
Cụ thể, cao tốc Nội Bài - Lào Cai mới chỉ hoàn thành 1/10 tổng chiều dài nhưng VEC cho biết sẽ thu phí đoạn Nội Bài - Tam Dương (Vĩnh Phúc) ngay sau khi đưa 26km cao tốc này vào khai thác với mức thu phí là 1.500 đồng/km.
Theo thiết kế, tuyến đường có 4 làn xe với vận tốc cho phép là 100km/giờ. Trong thời gian tới, VEC sẽ tiến hành thông xe đoạn tuyến thứ hai Yên Bái – Lào Cai.
Trụ bê tông bị "rút ruột" chỉ còn 25 cm. (Ảnh TNO)
Từng có "tiền sử" rút ruột công trình
Được biết, cách đây không lâu, VEC đã từng có những sai phạm trong việc thi công tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Một số hạng mục của dự án (đoạn đi qua khu vực cầu Xéo thuộc địa phận thị trấn Long Thành, Đồng Nai), có dấu hiệu bị “rút ruột” nghiêm trọng, thi công cẩu thả không đảm bảo chất lượng. Người tố giác khẳng định từng làm công nhân thi công gói thầu số 3 nên phát hiện nhiều sai phạm tại đây. Trong đó, nghiêm trọng nhất là trụ bê tông gắn thanh sắt lan can 2 bên đường và giữa dải phân cách.
Theo điều tra của báo chí, lan can ven 2 bên đường và ở giữa dải phân cách được xây dựng để cản phương tiện khi xảy ra sự cố không lao qua bên làn đường ngược lại, không lao xuống ruộng, ngăn súc vật đi vào đường cao tốc… Vì vậy, các thanh lan can được thiết kế chôn dưới đất cùng đế bê tông hình trụ rất chắc chắn.
Theo ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban Quản lý đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, thanh lan can gồm phần đế bê tông dài 1,2 m, đường kính 46 cm, âm dưới đất, thanh sắt gắn giữa trụ bê tông dài 1,85 m, trong đó 1 m nằm dưới đất. Phần đế bê tông được xây dựng bằng cách khoan lỗ đặt khuôn đổ bê tông liền, vì đúc sẵn trụ bê tông chôn xuống đất sẽ không chắc bằng.
“Đúng theo thiết kế ban đầu trụ bê tông này là hình vuông nhưng thi công khó khăn nên nhà thầu đề xuất các đơn vị liên quan của dự án thay đổi hình vuông sang hình tròn. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến chất lượng, khối lượng trụ bê tông”, ông Hùng nói.
Thế nhưng, theo khảo sát của từ nhiều trụ bê tông chưa kịp lấp đất, phần âm dưới đất chẳng những có chiều dài không đúng thiết kế mà có cái bị khuyết hơn một nửa. Nhiều trụ đo được chỉ dài 25 cm, 30 cm, 40 cm, 60 cm... so với thiết kế là 1,2 m.
Sau khi đưa các hình ảnh ghi được tại hiện trường cho một chuyên gia về xây dựng tính toán, người này khẳng định “các trụ bê tông này đã bị cắt xén ít nhất từ 30 - 40% khối lượng vật liệu so với thiết kế”.
Ngày 26/12/2013, VEC quyết định kỷ luật 11 cá nhân, 3 tập thể để xảy ra việc xây dựng móng cột hộ lan không đúng thiết kế, thuộc gói thầu số 3, dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
“Qua rà soát, các cột hộ lan không đạt yêu cầu là các cột hộ lan đang gấp rút triển khai thi công và được thi công vào ban đêm có trị giá khoảng 240 triệu VNĐ, hiện chưa được kiểm tra nghiệm thu và thanh toán, do đó nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí khắc phục và hoàn thành trước ngày thông xe 30/12/2013” – phía VEC khẳng định.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?