Điều động bác sĩ Cát Tường chích thuốc độc tử tù?
Thứ ba, 24/12/2013 14:10

Trong khi nhiều y – bác sĩ run tay khi được yêu cầu tiêm thuốc độc cho tử tù vì cho rằng trái với đạo đức nghề nghiệp thì không ít bác sĩ lại “dễ dàng” làm chết bệnh nhân chỉ bằng những mũi tiêm tử thần.

Bác sĩ Cát Tường là ứng cử viên số 1 cho việc chích thuốc cho tử tù.

Bác sĩ Cát Tường là ứng cử viên số 1 cho việc chích thuốc cho tử tù.

Nhiều ngày qua, tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Yên bức xúc về việc bác sĩ và điều dưỡng viên bị Hội đồng thi hành án tử hình buộc đưa tiêm kim vào người phạm nhân để truyền thuốc độc. Chỉ vì “nhiệm vụ của bác sĩ là cứu người, chứ không ai quy định xử tử phạm nhân bằng thuộc độc”.

Trong khi sở Y tế Hà Nội “lúng túng” xử lí các vi phạm nghiêm trọng của ngành y, đặc biệt là vụ bác sĩ thẩm mỹ Cát Tường và bác sĩ Phạm Anh Sơn 2 lần làm chết người. Nếu những con người ấy đảm đương nhiệm vụ tiêm thuốc độc cho tử tù thì có lẽ họ sẽ làm tốt.

Công việc gây sự ám ảnh không nhỏ đối với những người làm công việc thi hành án nhưng có lẽ nó lại không phải là nỗi “kinh hoàng” của những bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Anh Sơn, Mai Văn Lục...

Bởi vì giám đốc thẩm mỹ viện Hà Nội sau khi làm chết người đã thông báo cho gia đình bệnh nhân và các cơ quan chức năng. Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sau khi làm chết người do sợ trách nhiệm đã cho các nhân viên trung tâm nghỉ về nhà, đồng thời thu dọn đồ đạc, cho chở máy tính, sổ sách cùng một số dụng cụ mang đi chỗ khác giấu. Không chỉ vậy, tối hôm đó bác sĩ Mạnh Tường đã “mạnh dạn” phi tang xác nạn nhân xuống sông Hồng nhằm xóa dấu vết.

Cách xử lý “bình tĩnh”, đầy tính toán và có phần “máu lạnh” của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã khiến người nhà nạn nhân không chỉ đau mà còn khổ sở vì không tìm thấy xác, khiến cho dư luận tiếc thương cho nạn nhân và căm phẫn thủ phạm gây ra vụ việc.

Cũng vậy, bác sĩ Phạm Anh Sơn thể hiện mình là một người thiếu trách nhiệm trong công việc. Tháng 6/2013, sau khi bị xử phạt hành chính vì khám bệnh khi chưa được cấp phép hành nghề, gây hậu quả khiến bệnh nhi L.K.L tử vong sau tiêm thuốc kháng sinh, ông Phạm Anh Sơn đã kí cam kết với Ban Giám đốc BV Đa khoa Thường Tín sẽ không hành nghề khi chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, sau đó một thời gian, ông Sơn lại khám bệnh trở lại dù giấy phép hành nghề chưa được cấp. Sự việc chỉ vỡ lở khi bệnh nhi N.Đ.Q (16 tháng tuổi) tử vong tại đây sau khi tiêm mũi thuốc thứ 2 chữa viêm phổi mà bác sĩ Sơn là người trực tiếp kê đơn, bán thuốc và tiêm cho bệnh nhân.

bacsicattuong2
Vô trách nhiệm tới mức làm chết 2 mang người, bác sĩ Phạm Anh Sơn lọt danh sách bác sĩ tử thần.

Dễ nhận thấy, bác sĩ Sơn không chỉ hành nghề khi chưa được cấp phép mà còn bán thuốc, thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân không đúng quy định. Trong trường hợp các phòng khám được cấp phép hoạt động, các bác sĩ cũng chỉ có thể thực hiện tiêm cho bệnh nhân trong trường hợp cấp cứu. Chính những hoạt động sai trái đó đã dẫn đến cái chết “không đáng có” cho hai đứa trẻ.

Không thèm nghe lời cảnh báo của người nhà rằng bệnh nhân dị ứng với kháng sinh, bác sĩ Mai Văn Lục (Trưởng khoa hồi sức cấp cứu) bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vẫn “cố tình” tiêm, khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Nhiều ý kiến cho rằng các bác sĩ vô trách nhiệm, thiếu lương tâm như thế này… mới có khả năng chích thuốc độc cho tử tù.

Nếu tập hợp những vụ việc y – bác sĩ làm chết người trong những năm trở lại đây có lẽ sẽ được một “đội quân” thi hành án tử bằng thuốc độc đầy "chuyên nghiệp".

Nguoiduatin.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: Bác sĩ Tường , Thẩm mỹ Cát Tường , Thẩm mỹ viện , Tiêm thuốc độc cho tử tù , Bác sĩ tử thần