Điệp viên huyền thoại của Liên Xô Gevork Vartanian, người giúp phá vỡ một âm mưu ám sát các lãnh đạo phe Đồng minh trong Thế chiến thứ hai, đã qua đời tại Moscow, thọ 87 tuổi.
|
Điệp viên huyền thoại của Liên Xô Gevork Vartanian, người giúp phá vỡ một âm mưu ám sát các lãnh đạo phe Đồng minh trong Thế chiến thứ hai, đã qua đời tại Moscow, thọ 87 tuổi.
Cái chết của ông Vartanyan vào hôm 10.1 được Cục Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) thông báo hôm 11.1. Ông từng có sự nghiệp làm điệp viên lâu dài song chính hoạt động tại Iran khi còn là một đặc vụ tuổi thiếu niên đã biến ông trở thành huyền thoại.
Kế hoạch của Quốc xã Đức có mật danh Long Jump (Bước nhảy dài) chưa bao giờ được tiết lộ đầy đủ và một số nhà lịch sử thậm chí nghi ngờ sự hiện hữu của nó. Tuy nhiên, các nguồn tin của Liên Xô và Nga (sau này) đã khẳng định rằng đó là một kế hoạch có thực và trong những năm gần đây, chính phủ Nga đã tiết lộ vai trò của Vartanyan.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ca ngợi ông Vartanyan là “một điệp viên huyền thoại, một nhà ái quốc thực thụ”.
Lãnh đạo của Mỹ, Anh và Liên Xô đã tụ tập tại tòa đại sứ Liên Xô ở Tehran vào tháng 11.1943 nhằm thảo luận chiến lược chống Hitler. Chương trình nghị sự đáng chú ý là việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
Ám sát Bộ Tam lãnh đạo Đồng minh là cú đấm đơn lẻ có thể trở thành một chiến thắng lớn của Đức, nước có cộng đồng dân tị nạn sống đông đúc tại Tehran vốn có thể hỗ trợ các điệp viên.
Kế hoạch Bước nhảy dài được cho là được thực hiện dưới sự chỉ đạo của chỉ huy lực lượng quân sự tinh nhuệ Waffen-SS Otto Skorzeny, một điệp viên khét tiếng từng giúp Mussolini đào thoát đến Đức vào năm 1943 sau khi Ý đầu hàng Đồng minh. Tuy nhiên, kế hoạch bị phá hỏng bởi một sĩ quan SS say rượu, người tiết lộ với một điệp viên Liên Xô về nó.
Sau khi Stalin, Roosevelt và Churchill đến Tehran, một nhóm biệt kích Đức đã nhảy dù xuống gần thành phố Qum của Iran. Nhóm này bị các điệp viên Liên Xô dưới sự chỉ huy của Vartanyan theo dõi khi họ đến Tehran bằng lạc đà. Khi đến đó, người Đức ẩn nấp và dò xét thành phố trong lúc các điệp viên Liên Xô theo dõi các liên lạc qua sóng vô tuyến của họ.
Ông Vartanyan nói với hãng tin RIA Novosti vào năm 2007: “Khi chúng tôi giải mã các thông điệp qua sóng vô tuyến, chúng tôi biết người Đức chuẩn bị phái một nhóm phá hoại thứ hai để thực hiện hành động khủng bố - ám sát hoặc bắt cóc Bộ Tam. Nhóm thứ hai được cho là do chính Skorzeny dẫn đầu”.
Tuy nhiên, do hồi hộp với sự chờ đợi, ông Vartanyan quyết định tóm những người Đức đã có mặt. Tin tức về vụ bắt giữ lan đến nhóm thứ hai và phá hỏng kế hoạch mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ ràng.
Bộ Tam Joseph Stalin, Franklin Roosevelt và Winston Churchill tại Hội nghị Tehran vào tháng 12.1943 - Ảnh: US Signal Corps
Trước đó, Vartanyan, con trai của một điệp viên Liên Xô gốc Armenia, từng là một đặc tình ở Tehran và từng thâm nhập vào một trường tình báo của Anh, theo báo Pravda của Nga.
Sau chiến tranh, ông cưới người yêu từ thuở nhỏ Goar Levonovna và tuyển mộ bà làm điệp viên. Cả hai sau đó hoạt động tại nước ngoài trong nhiều thập niên, theo SVR.
Vào năm 1984, ông Vartanyan được trao tặng Huân chương Sao vàng dành cho Anh hùng Liên Xô, huân chương cao quý nhất của đất nước.
Nói về 45 năm hoạt động gián điệp, phần lớn cùng với vợ mình, ông Varanyan thổ lộ với hãng RIA Novosti trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi may mắn vì chưa từng gặp một kẻ phản bội. Giống như những người lính công binh, các điệp viên chỉ phạm độc một sai lầm”.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?