Hôm nay (18/3 năm Nhâm Thìn), lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương thường niên sẽ diễn ra tại đền Trần (đền Nội Lâm) thuộc khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính, Ninh Bình.
|
Khác với những năm trước, lễ hội năm nay được tổ chức trọng thể, trên quy mô lớn, mở đầu cho quá trình chuẩn bị hướng đến xây dựng một lễ hội mang tầm cỡ quốc gia và đệ trình UNESCO công nhận khu du lịch sinh thái Tràng An là di sản văn hóa thiên nhiên thế giới trong thời gian tới.
Lễ hội truyền thống Thánh Quý Minh Đại Vương sẽ chính thức bắt đầu lúc 9h sáng, với khoảng 1000 chiếc thuyền tham gia lễ rước sẽ xuất phát từ bến đò Áng Mương; có khoảng 100 người tham gia khiêng kiệu rước bài vị và lễ tế Đức Thánh Quý Minh về đền Trần.
Bến đò lên đền Trần
Non nước Tràng An
Đức thánh Quý Minh Đại Vương, theo truyền thuyết là một trong ba anh em - ba vị tướng đã được phong thánh (Đức thánh Tản Viên, Đức thánh Cao Sơn, Đức thánh Quý Minh), là người có công trấn ải Sơn Nam, bảo vệ đất nước thời vua Hùng Duệ Vương (tức Hùng Vương thứ 18). Ngài là một “thượng đẳng thần”, được các triều vua qua nhiều triều đại ban chiếu sắc phong, trở thành Thành hoàng làng ở nhiều nơi, nổi tiếng là vị thần linh ứng.
Riêng ở Ninh Bình, Đức thánh được thờ tại đình làng Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn; ở núi Cánh Diều, TP. Ninh Bình; ở núi Thiện Dưỡng, đền Kê Thượng, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư và ở đền Trần thuộc khu du lịch tâm linh Tràng An - Bái Đính.
Đền Trần
Núi Kỳ Lân
Hang Ba Giọt
Đền Trần - nơi tôn thờ Đức thánh Quý Minh Đại Vương - từ lâu đã trở thành ngôi đền nổi tiếng linh thiêng khắp xa gần. Đền được vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào thế kỷ thứ X với mong muốn mượn uy danh của Thánh Để trấn trạch theo 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.
Đây còn là nơi vua Trần Thái Tông sau khi dẹp giặc Mông xâm lược (1258) đã vào đây tu hành. Ngôi đền cũ bằng gỗ do Đinh Tiên Hoàng đế xây dựng đã đổ nát và nhà Trần xây dựng lại bằng các cột đá rất nổi tiếng còn lại nguyên vẹn cho đến ngày nay, và từ đó được nhân dân quen gọi là đền Trần vì được xây dựng lại từ thời nhà Trần. Ngoài ra, sau khi được sự giúp đỡ của Trường Đại học Cambridge - Vương quốc Anh, tại đây đã phát hiện ra nhiều di vật chứng minh dấu vết của người tiền sử.
Đền Trần nằm giữa một vùng sơn thủy hữu tình ở khu du lịch sinh thái Tràng An. Trong suốt hành trình rước kiệu, tiến về đền Trần để tham dự lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh vật của một “vịnh Hạ Long trên cạn” nên thơ, trữ tình với những thung nước trong xanh, những hang động với lớp lớp nhũ đá lung linh kỳ ảo, những núi non bốn bề hùng vĩ soi bóng xuống làn nước phẳng lặng, những đền đài, miếu mạo rêu phong, cổ kính, những vết tích một thời từng là nơi tích trữ lương thảo và tập rèn binh sĩ của triều Đinh (thế kỷ X).
Cùng với vẻ đẹp của địa thế Tràng An “núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện”, lễ hội truyền thống Đức thánh Quý Minh Đại Vương với quy mô và tầm vóc mới sẽ góp thêm một nốt trầm văn hóa sâu lắng, tạo cho Tràng An một vẻ đẹp tâm linh kỳ ảo, hấp dẫn du khách.
Hiện nay, các nhà khoa học, nhà văn hóa đang lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận khu du lịch sinh thái Tràng An thành di sản văn hóa thiên nhiên thế giới. Chúng ta hy vọng rằng quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”, “bảo tàng địa chất ngoài trời” sẽ sớm trở thành một di sản văn hóa thiên nhiên thế giới trong tương lai không xa.
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%