Chỉ trong 10 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận 7 ca tự tử với những lý do lãng xẹt.
Một ca cấp cứu tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai |
Ngày 20/2, chị Nguyễn Thị M (22 tuổi, trú tại Quảng Ninh) đã qua cơn nguy kịch, nhưng ai hỏi cũng chỉ lắc đầu, nước mắt lại dâng trào. Chồng chị mang hết đồ trong nhà đi cầm cố để cờ bạc, vợ can ngăn mãi không được. Ngày tết mà trong nhà trống trơn, cái bánh chưng, cành đào tết cũng chẳng có...
Khi chị cằn nhằn thì chồng chị chửi mắng. Tủi cực, chị đã uống axit tự tử. Tuy chị được cứu sống nhưng dạ dày và ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Đau đớn nhất là cái thai mới 2 tháng tuổi đã mất.
Cùng phòng chị M là Trần Thu L (22 tuổi, sinh viên năm cuối một trường cao đẳng ở Hòa Bình) phải cấp cứu vì uống thuốc diệt cỏ Paraquat. Lý do tự tử của L chỉ là do gia đình bận rộn chuẩn bị tết, L cảm thấy buồn nên tự tử đúng ngày 29 tết, tới mùng 1, gia đình mới phát hiện và đưa đi cấp cứu. Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là em Trần Thị B (14 tuổi, quê Thạch Thành, Thanh Hóa) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Bố B cho biết, em là học sinh khá, ngoan ngoãn và chịu khó giúp bố mẹ. Nhưng trước tết, bỗng dưng em tu sạch 1 chai thuốc diệt cỏ. Đến giờ B đã tỉnh, nhưng bố mẹ và các bác sĩ vẫn không tìm được nguyên nhân nào thúc đẩy em đến quyết định “quên đời” như vậy…
TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, trong năm 2012 trung tâm vẫn tiếp nhận rải rác các ca tự tử bằng cách uống thuốc độc. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 ngày tết lại dồn dập một lúc 7 ca. Theo TS Duệ, đây là một hiện tượng đột biến và đáng lo ngại về tình trạng tự tử trong thanh thiếu niên vì những lý do lãng xẹt.
Điều đặc biệt là các em đều ở nông thôn, 4/7 em tự tử bằng thuốc trừ cỏ Paraquat - loại thuốc cực độc với tỷ lệ tử vong lên tới 70 - 90%. “Vì vậy, cho dù bệnh nhân được cấp cứu và điều trị ngay sau khi uống thuốc, đã tỉnh táo nhưng vẫn phải đối mặt với tử thần trong vòng 3-4 tháng sau” – TS Duệ cho biết.
Theo bà Nguyễn Hương Xuân – nguyên bác sĩ khoa Tâm thần nhi (Bệnh viện Tâm thần T.Ư), giai đoạn thanh thiếu niên, người trẻ thường dễ xúc động, nhạy cảm. Các em ít chịu được áp lực trong cuộc sống. Đối với những vụ va chạm “lặt vặt” ngày tết mà người lớn cho rằng vớ vẩn, lãng xẹt, thì các em coi là mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí dùng tính mạng để đánh đổi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%