Sinh non khi mới tròn 28 tuần, nhỏ xíu với cân nặng vỏn vẹn 1kg, sau một tháng được bệnh viện chăm sóc, đến nay bé gái này đã nặng 2kg, hoàn toàn khỏe mạnh.
Bé sơ sinh Hải Kỳ đơn độc trong bệnh viện, không được mẹ cha chăm sóc |
Nhưng sát Tết rồi mà cha mẹ bé vẫn không tới viện đón bé về...
Cô bé có cái tên rất mạnh mẽ Hoàng Hải Kỳ sinh ngày 4/1/2013 tại khoa Sản, BV Bạch Mai, Hà Nội. Ngay sau sinh 15 phút, bé được chuyển xuống khoa Nhi vì sinh non nhẹ cân (28 tuần tuổi, nặng 1.000 gram), bị bệnh màng trong (phổi quá non) từ người mẹ mắc bệnh hệ thống đã lâu năm, bị biến chứng tim, thận, phù toàn thân. Mẹ bé sinh con ra trong tình trạng bệnh rất nặng, phù, tràn dịch màng tim, màng phổi, bụng…
Khi bé mới được chuyển xuống khoa Nhi BV Bạch Mai, các bác sĩ ngơ ngác vì không thấy có người thân đi chăm nuôi bé. Nhưng khi biết hoàn cảnh gia đình cháu bé, mẹ bị bệnh nặng sau mổ, bố vừa chăm vợ vừa chăm hai con nhỏ ở nhà, các y bác sĩ ở khoa đã tận tình chăm sóc bé.
Điều dưỡng phòng sơ sinh, nơi bé Hoàng Hải Kỳ đang được chăm sóc, kể: Mãi khi bé được gần 1 tuần trong viện, mẹ bé mới xuất hiện, vào thăm con chỉ biết ôm con khóc nấc: “Mẹ không bỏ con đâu. Không bao giờ mẹ bỏ con”. Còn bố cháu cũng chỉ xuất hiện một hai lần, lần nào cũng nói: “Trăm sự nhờ bác sĩ”.
Hơn một tháng nằm tại khoa Sơ sinh, cô bé này khiến các điều dưỡng, y tá và cả các sinh viên thực tập bận rộn như chăm con mọn. Mọi đồ dùng của cháu như sữa, bỉm,... gia đình đều không cung cấp, cũng không có người nhà nào vào thăm em. “Ngày cháu ăn 8 lần sữa, mỗi lần 45ml, lại là sữa non khá đắt tiền nên trước mỗi lần ăn, bệnh viện lại phân công một người đi xin sữa của các bé khác cùng khoa. Khi thì xin được sữa mẹ, khi thì xin sữa công thức; rồi tã, bỉm đều phải xin của các bé khác”, điều dưỡng Hà Kim Loan cho biết.
“Các bé khác trong phòng sơ sinh, cùng hoàn cảnh nhưng được gia đình chăm nuôi chu đáo. Còn bé Kỳ thiệt thòi quá. Nhìn hai má bé phinh phính, tay chân dài rộng, yêu lắm, khác hẳn khi mới sinh. Vậy mà cha mẹ đành lòng chối bỏ bé. Thương bé lắm vì từ khi sinh mới được mẹ ẵm bồng có một lần, chưa kịp cảm nhận hơi ấm của mẹ, chưa từng được ngậm bầu ti mẹ”.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Thời gian gần đây bé lên cân tốt (đã tăng 1kg sau một tháng chăm nuôi), sức khỏe ổn định, đã có thể được ra phòng ngoài, nhưng khi gọi bố mẹ cháu lên đón con thì ông bố kêu “Gia đình nghèo lắm, không nuôi nổi. Tôi cho các bác. Các bác cho ai thì cho". Và đến giờ cố gọi gia đình đón con về ăn Tết thì gọi họ cũng không nghe máy”.
“Từ khi được chuyển sang khoa Nhi chăm sóc đến nay, gia đình bé chưa nộp một đồng viện phí tạm thu, chưa mua cho con một hộp sữa, bịch tã nào, phó mặc cho khoa chăm sóc. Đến nay, con đã có thể xuất viện thì họ không đến đón. Chúng tôi sợ gia đình lo không có tiền đóng viện phí nên không dám lên đón bé nên đã từng nhắn bố cháu, nếu gia đình quá khó khăn, những khoản ngoài BHYT khoa sẽ xin bệnh viện miễn giảm. Trong trường hợp bệnh viện không miễn được, khoa sẽ mở hòm từ thiện tại khoa cho bé, thiếu đâu khoa sẽ hỗ trợ thêm, nhưng họ cũng chỉ ậm ừ, rồi nói không nuôi được, cho các bác”, TS Dũng cho biết thêm.
Ở tình thế hiện tại, khoa Nhi đang rất khó xử với trường hợp của bé Hoàng Hải Kỳ. Bé đã khỏe khoắn, không còn bệnh lý gì, giờ chỉ uống thuốc bổ và chăm sóc dinh dưỡng. Nếu giữ bé ở viện lâu cũng không tiện bởi có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh. Nhưng cho bé xuất viện cũng không thể bởi bố cháu một hai đều nói: “Cho các bác. Các bác cho ai thì cho”. Hiện tại khoa không thể liên lạc được với bố mẹ cháu. Bé sẽ phải đón Tết trong bệnh viện với các y bác sĩ, bệnh nhi khác mà không có người thân bên cạnh.
Sáng 28 tháng Chạp, chúng tôi vào thăm cô bé thiệt thòi. Được biết bố mẹ của bé là Phạm Thị H., 29 tuổi, và Hoàng Công G. ở Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội, vì cuộc sống nghèo khó mà bỏ con. “Có nhiều lắm những bệnh nhi gia cảnh khó khăn, mẹ mất, rồi nhà nghèo, nhưng vẫn được sự yêu thương của gia đình, được chăm sóc tới mức tốt nhất có thể. Bé Kỳ có tội gì đâu mà gia đình chối bỏ. Nghèo khó, đùm bọc khi đói, khi no nhưng được sống bên những người thân, bé cũng sẽ đỡ tủi hờn. Chúng tôi chỉ mong bố cháu nghĩ lại, lên đón con để bé được sum vầy bên người thân. Khó khăn nào cũng có thể sẻ chia…”, TS Dũng ngậm ngùi tâm sự.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%