Rất đáng tiếc, việc phản ánh trong sách lịch sử về Đại tướng chưa được như chúng ta mong muốn và chưa tương xứng với vai trò, công lao của Đại tướng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa (ĐB QH TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Việc phản ánh trong sách lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được như chúng ta mong muốn, chưa tương xứng với vai trò cũng như công lao của Đại tướng là điều rất đáng tiếc”.
Trong hệ thống sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 5 và lớp 9-12 hiện nay, trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đều không đề cập vai trò của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp. Nhiều ý kiến cho rằng nên đưa những tư liệu về cuộc đời, công lao của Đại tướng vào chương trình SGK?
Vấn đề SGK lịch sử nằm trong tình hình chung, tức là cần phải sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện. Vấn đề nêu trên cũng là một phần trong việc soạn thảo lại và hoàn chỉnh SGK theo hướng cải cách giáo dục.
Rất đáng tiếc, việc phản ánh trong sách lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa được như chúng ta mong muốn và chưa tương xứng với vai trò, công lao của Đại tướng. Chắc chắn chúng ta phải sửa chữa lại điều này và phải bắt đầu cải tiến từ cấp 1, cấp 2. Theo tôi, ngoài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong SGK lịch sử còn nhiều vấn đề khác nữa mà sắp tới chúng ta phải lưu ý và có sự điều chỉnh.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trả lời phỏng vấn
Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược rất lớn nhưng SGK lịch sử lại có thiếu sót như vậy, theo ông đâu là nguyên nhân?
Nguyên nhân phức tạp và tế nhị, nên tôi không phát biểu ở đây. Nhưng dù nguyên nhân gì, sự thật khách quan là Đại tướng có công lao rất lớn trong cuộc kháng chiến đó, ông còn được coi là thần tượng của cả lớp trẻ, chứ không chỉ có những lớp người lớn đã từng biết nhiều về ông. Vì vậy ông xứng đáng được phản ánh một cách đầy đủ và trung thực hơn trong bộ SGK lịch sử cho thế hệ trẻ học tập.
Khi Đại tướng qua đời, nhân dân cả nước đều hướng về Đại tướng với niềm tiếc thương vô hạn, ông suy nghĩ gì về điều đó?
Điều đó nói lên một chân lý: Những người có một cuộc đời hết lòng, hết mực vì nước vì dân, có công lao to lớn đối với dân với nước thì nhân dân sẽ biểu lộ, sẽ tôn vinh. Họ sẽ sống mãi trong lòng người dân, dù có thể chưa có tên đường, chưa có tượng đài. Đó mới chính là sự tưởng niệm, tôn vinh cao quý nhất.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?