'Những lúc bị đau, ông không kêu ca gì, thường nắm tay tôi rất chặt. Ông có một sự kiên trì đáng nể', bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể.
Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1992, người trực tiếp điều trị, chăm sóc trong 1.559 ngày Đại tướng nằm viện, rơi nước mắt kể về những giờ phút cuối cùng của ông: "Trước 25/8, diễn biến sức khỏe của ông có xấu đi. Trong tuần để chuẩn bị sinh nhật cho Đại tướng, chúng tôi đã có 3 cuộc hội chẩn về sức khỏe gồm tất cả những người của Ban Sức khỏe Trung ương, các giáo sư đầu ngành trong quân đội…
Chúng tôi hạn chế tối đa những cuộc vào thăm hỏi Đại tướng. Những ai vào thăm đều phải mặc áo blouse và đeo khẩu trang. Sinh nhật Đại tướng, phải chuẩn bị hoa nhựa, vì hoa tươi có thể mang theo những vi khuẩn không tốt cho cơ thể mà sức đề kháng đã rất yếu của Đại tướng.
Ngày 3/10, khi tôi đang giao ban trên Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương như thường lệ thì Viện Quân y 108 gọi đến. Tôi biết là sức khỏe của Đại tướng có vấn đề rồi. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi tiến hành hội chẩn".
- Kết quả hội chẩn thế nào?
- Tim Đại tướng vẫn hoạt động tốt, nhưng thận hơi yếu. Đại tướng không có bệnh gì, chỉ là bệnh tuổi già, như ngọn đèn cạn dầu. 3h sáng 4/10, có những diễn biến nguy hiểm cho sức khỏe của Đại tướng, lắm lúc tưởng khó qua nổi. Chúng tôi tập trung mọi điều kiện để cứu chữa.
Trưa 4/10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trước khi đi họp Hội nghị Trung ương đã vào thăm Đại tướng. Khi đó thì Đại tướng đã hôn mê. Đồng chí Phùng Quang Thanh chỉ thị là bằng bất cứ giá nào cũng phải đảm bảo sức khỏe cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
13h chiều 4/10, chúng tôi có một cuộc hội chẩn nữa. Khi đó, mạch và huyết áp của Đại tướng vẫn bình thường, nhưng sau đó, đến khoảng 15h thì có biến. Chúng tôi đã sử dụng tối đa và tối ưu các loại thuốc để bảo vệ sức khỏe cho Đại tướng, nhưng thấy rất khó qua khỏi. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau đó vào thăm và chúng tôi đã tiên lượng Đại tướng khó có thể qua được.
- Đại tướng ra đi chính xác vào lúc nào?
- 17h ngày 4/10, mạch và huyết áp của Đại tướng có biểu hiện khác thường. Nếu mạch xuống dưới 70 thì không thể làm gì nữa. Khoảng 30 phút sau thì tim của Đại tướng lạc nhịp. Chúng tôi không thể làm gì nữa. Đến khi Đại tướng ra đi, thời gian dừng ở thời điểm 18h09 trên máy báo. Lúc đó, đầy đủ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, lãnh đạo và các y bác sĩ Bệnh viện 108, gia đình và tôi ở bên cạnh Đại tướng. Ông đã ra đi nhẹ nhàng.
- Tâm trạng của Đại tướng trong 1.559 ngày điều trị ở Viện 108 thế nào?
- Đại tướng luôn lạc quan và lạc quan cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Đại tướng nói với tôi rằng, trước quân thù như thế nào thì giờ cũng phải vượt qua bệnh tật như thế. Những lúc Đại tướng bị đau, ông không kêu ca gì, thường nắm tay tôi rất chặt. Tôi biết lúc đó ông rất đau. Ông có một sự kiên trì đáng nể.
Trải qua một thời gian điều trị kéo dài tới 1.559 ngày, ngay cả các bác sĩ, không phải nằm như Đại tướng, nhưng có những lúc căng thẳng nhưng Đại tướng còn động viên chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Ông rất tuân thủ và tôn trọng những cán bộ làm việc với mình.
Đại tướng tin tưởng tuyệt đối vào bác sĩ của mình. Khi có người biếu thuốc gì thì Đại tướng đều hỏi tôi là: “Tôi có thể dùng được thuốc này hay không?” hoặc là khi uống thuốc thấy có viên khác lạ so với bình thường là Đại tướng dừng lại cho đến khi hỏi ý kiến của tôi mới được. Cũng xin được nói thêm là Đại tướng rất tin tưởng vào Quân y Viện 108 và không có ý định đi điều trị ở nước ngoài.
- Đại tướng có phải dùng tới máy thở hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào trước khi mất?
- Đại tướng minh mẫn cho đến lúc hôn mê ít ngày và sau đó qua đời. Còn lại, Đại tướng vẫn nói chuyện được. Tôi vẫn nói chuyện hằng ngày với Đại tướng. Nhưng chúng tôi hạn chế cho Đại tướng tiếp xúc, trừ những trường hợp đặc biệt. Ông ra đi, chúng tôi không có điều gì phải ân hận bởi chúng tôi đã cố gắng hết sức, làm hết mức có thể một cách tối đa và tối ưu.
- Ông có thể nói thêm gì về bí quyết giữ gìn sức khỏe của Đại tướng?
- Đại tướng có chế độ sinh hoạt rất khoa học, sống giản dị, hài hòa. Hằng ngày, ông dậy sớm, đi bộ, tập thiền, sau đó ăn sáng và làm việc. Ăn và nghỉ trưa xong, ông thường làm việc tới 16h30. Ông ăn uống cũng giản dị, thực đơn thường do phu nhân của Đại tướng lập, tất nhiên có sự tư vấn của bác sĩ. Ông thích món thịt kho trứng, khi vào Viện 108, thỉnh thoảng ông vẫn dùng món này.
Thị trường có nhiều loại thực phẩm ô nhiễm, mất vệ sinh, ông dặn tôi nếu tránh được thì phải cố sức tránh. Ở tuổi độ 90, tuổi 100, ông vẫn hăng say làm việc. Đặc biệt, Đại tướng không ưu tư, suy nghĩ nhiều vào những việc không cần thiết. Những gì cần suy nghĩ, ông suy nghĩ rất thấu đáo sau khi đã nghĩ xong rồi thì bỏ ra khỏi đầu. Tâm hồn ông thanh thản vì ông sống ngày nào đều vì dân vì nước ngày đó.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%