Đã có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, trong đó 3 người bị xử lý hình sự, 5 người bị cách chức và 40 người bị xử lý kỷ luật...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. |
48 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng
Ngày 17/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo Quốc hội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII.
Về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xây dựng Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản.
Đã ban hành và triển khai thực hiện quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng trong ngành thanh tra và công khai kết luận thanh tra. Đã xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, nhất là các vụ nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Phó Thủ tướng cũng cho hay, Chính phủ tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Cụ thể, có 48 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; trong đó 3 người bị xử lý hình sự; 5 người bị cách chức và 40 người bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức cảnh cáo, khiển trách. Đã chuyển đổi vị trí công tác đối với trên 27,4 nghìn cán bộ, công chức, viên chức.
Đã tổng kết kết quả kê khai tài sản, thu nhập năm 2013 với tỷ lệ kê khai đạt 99,2% (944.425/952.178 người phải kê khai), tăng 0,7% so với năm 2012. Đã công khai 914.250 bản kê khai, bằng 96,8% số bản đã kê khai, tăng 37,4% so với năm 2012.
Tiếp tục tinh giản biên chế
Liên quan đến việc thi hành Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; cải cách chế độ công vụ, công chức và xử lý tiêu cực, Phó Thủ tướng cho biết, đã ban hành 18 Nghị định, 13 Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Theo Phó Thủ tướng, việc cải cách chế độ công vụ, công chức được tích cực triển khai, đã thành lập Ban Chỉ đạo ở các bộ, ngành, địa phương, phấn đấu đến năm 2015 phê duyệt đề án vị trí việc làm của 70% các cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục tinh giản biên chế, bảo đảm tuyển dụng mới không quá 50% số công chức ra khỏi biên chế; 50% số biên chế còn lại bổ sung cho lĩnh vực cần tăng. Sớm ban hành Nghị định về chính sách tinh giản biên chế.
Từ năm 2011 đến nay, chúng ta đã 3 lần điều chỉnh tăng mức lương cơ sở và 2 lần tăng phụ cấp công vụ với mức điều chỉnh cao hơn tốc độ tăng giá. Gần đây nhất, tại kỳ họp này, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Phó Thủ tướng cho hay, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã được thành lập. Chỉ đạo xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đến năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc bố trí nguồn để thực hiện nên Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Đề án vào thời điểm thích hợp.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?