Theo Tân Hoa xã ngày 6/4, Trung Quốc đã phê duyệt thuốc Peramivir, một loại thuốc chống cảm cúm mới được cho là có hiệu quả trong điều trị cúm gia cầm H7N9.
Bệnh nhân cúm gia cầm H7N9 đã có thể được chữa khỏi |
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cho biết Peramivir là thuốc ức chế neuraminidase mạnh, được dùng dưới dạng tiêm, có khả năng chống virus cúm H7N9.
Cùng ngày, chính quyền thành phố Thượng Hải đã công bố thêm 2 trường hợp mắc cúm H7N9 tại đây. Những bệnh nhân mới nhất đều cao tuổi (66 tuổi và 74 tuổi), có những biểu hiện bệnh từ cuối tháng 3.
Tính đến ngày 6/4, Trung Quốc đã xác nhận có 18 người nhiễm loại biến thể cúm gia cầm mới này, trong đó có 6 người tử vong
Được biết, từ ngày 6/4, chính quyền Thượng Hải đã tạm thời đóng cửa các chợ bán gia cầm sống cũng như tạm cấm bán mặt hàng này trên toàn thành phố sau khi phát hiện thêm 10 mẫu gà chứa virút H7N9 tại các chợ nông sản.
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc lo ngại virút H7N9 đang lan nhanh về mặt địa lý, bởi trong một tuần những ca nhiễm virút này không chỉ xuất hiện ở Thượng Hải mà đang có dấu hiệu lan rộng ở cả các tỉnh lân cận như Chiết Giang, Giang Tô, An Huy và Hồ Nam. Đến nay số ca nhiễm H7N9 ở Trung Quốc được ghi nhận là 16 ca, trong đó sáu ca đã tử vong.
Từ ngày 6/4 nhân viên hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh Hong Kong cũng được lệnh kiểm tra chặt chẽ thân nhiệt khách du lịch và người Hong Kong trở về từ Trung Quốc, sau khi một bé gái 7 tuổi du lịch từ Thượng Hải về và có tiếp xúc với gia cầm có những triệu chứng cúm. Bé gái này đã được cách ly ở Bệnh viện nữ hoàng Elizabeth để điều trị. Song cơ quan y tế Hong Kong cho biết các kết quả xét nghiệm virút H7N9 là âm tính.
Việt Nam sẵn sàng ứng phó với cúm A (H7N9)
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định cho đến thời điểm này chưa tìm được mối liên quan và bằng chứng của việc virus này lây từ người sang người; đồng thời cũng khuyến cáo chưa có bất cứ một hạn chế nào về đi lại, du lịch và thương mại nên Bộ Y tế chưa áp dụng tờ khai về kiểm dịch y tế quốc tế.
Đến nay, Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh nào nhiễm virus cúm A (H7N9) nhưng Bộ Y tế đã có các công văn chỉ đạo phòng chống dịch bệnh đồng thời triển khai đồng loạt các biện pháp từ giám sát, điều trị đến truyền thông để sẵn sàng đối phó khi đại dịch xảy ra. Bộ Y tế đã thành lập 4 đoàn công tác và 2 đoàn đã đi kiểm tra tại các cửa khẩu
Được biết bắt đầu từ ngày 6/4 trên phạm vi cả nước, đặc biệt là các sân bay quốc tế lớn như sân bay Quốc tế Nội Bài, sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, việc kiểm soát hành khách nhập cảnh vào nước ta đã được tăng cường.
Ông Nguyễn Văn Kính- Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Để chủ động phòng chống cúm A (H7N9), bệnh viện đã xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch phòng chống dịch nhằm phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ; phối hợp với hệ thống giám sát dịch tễ xác định ca bệnh đầu tiên (nếu xảy ra) để tổ chức cách ly, khoanh vùng và xử lý ổ dịch; chẩn đoán, điều trị kịp thời, tích cực hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; duy trì hoạt động của bệnh viện trong trường hợp đại dịch bùng phát lớn. Hiện bệnh viện đã xây dựng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm A (H7N9) để trình Bộ Y tế ban hành. Dự kiến ngày 9/4/2013 sẽ được Bộ Y tế thông qua.
Đặc biệt, khi có dịch xảy ra, bệnh viện sẽ mở rộng khu vực khám bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly bệnh nhân và phòng áp lực âm. Hiện nay, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn phương tiện chẩn đoán PCR cúm A (H7N9), hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
Để chủ động phòng chống cúm A (H7N9) diễn biến phức tạp, có nguy cơ lớn tràn sang Việt Nam, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo với người dân: Thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh; không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc; đảm bảo an toàn thực phẩm; khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời; người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%