Tôi không thích lấy chồng, nhưng vẫn làm đám cưới vì không muốn mang tiếng ế.
Đám cưới được chuẩn bị sau khi chúng tôi tìm hiểu nhau được nửa năm. Anh làm kinh tế, tôi làm về mỹ thuật. (Ảnh minh họa) |
Đã hơn 30 tuổi nhưng cứ nghĩ đến chuyện cưới xin là tôi cứ thấy “nổi da gà”. Quả thực là rất mệt mỏi khi phải gánh trên vai một trách nhiệm nặng nề đến vậy. Nhưng tính tôi “sĩ”, và bố mẹ tôi cũng không muốn con gái mang tiếng “ế” nên sau một thời gian tìm hiểu, mối lái, tôi cũng tìm được chồng.
Đám cưới được chuẩn bị sau khi chúng tôi tìm hiểu nhau được nửa năm. Anh làm kinh tế, tôi làm về mỹ thuật. Tính tôi đỏng đảnh và nghệ sỹ nên khi tiếp xúc với anh, tôi thấy có phần thú vị. Nhưng đó chỉ là chuyện lúc đầu, càng về sau, tôi càng thấy anh quá thực dụng, sống với anh cả đời chắc tôi chết mất.
Nhưng lúc ấy hai gia đình đã gặp gỡ, bàn chuyện cưới xin. Nếu tôi mà hủy hôn, chắc bố mẹ tôi chỉ có nước vào viện. Suy đi tính lại, tôi đành “chậc lưỡi” chấp nhận. Bởi dù sao, tôi cũng không muốn mang tiếng cả đời phải ở giá và chưa một lần được mặc áo cô dâu.
Nghĩ thế nên dù không thích, tôi cũng cố làm mặt tươi cười, cùng bố mẹ và chồng tương lai chuẩn bị mọi thứ cho đám cưới. Tôi không biết có ai về nhà chồng với tâm trạng giả dối và chán nản như tôi không? Chồng sắp cưới của tôi chắc cũng không ngờ, đám cưới chưa diễn ra nhưng trong đầu vợ mình đã toan tính những dự định đen tối cho một sự chia lìa.
Tôi định sau đám cưới một thời gian sẽ gây chuyện từ từ rồi ly hôn với lý do không hợp. Gì chứ chuyện cưới nhau xong rồi ly hôn thì bây giờ đầy rẫy ra đấy, bố mẹ có buồn, có cấm thì tôi cũng còn có cái lý do “không hợp”.
Càng đến ngày cưới, họ hàng tôi càng rầm rộ, vì tôi là cháu gái duy nhất của dòng họ. Bị áp lực là thế nhưng cái ý nghĩ cưới xong rồi ly hôn để khỏi phải mang tiếng ế cứ quẩn quanh trong đầu tôi. Tôi chỉ sợ người đời bảo tôi không lấy được chồng, bố mẹ tôi vô phúc, con gái đâu đến nỗi tệ mà lại ở giá, chứ còn chuyện ly hôn sau khi cưới, tôi nghĩ chẳng có vấn đề gì. Bởi dù sao, tôi cũng đã có chồng rồi bỏ chồng chứ chẳng phải là không có ai cưới.
Đám cưới diễn ra êm đẹp. Tôi phát chán vì những thủ tục rườm rà và nhất là phải trải qua đêm tân hôn với một ông chồng mà tôi chẳng có nhiều cảm xúc. Thế nhưng vì nhiều thứ, tôi đã cắn răng chịu đựng chứ không làm “cô dâu bỏ trốn” như nhiều người khác.
Đám cưới diễn ra êm đẹp. Tôi phát chán vì những thủ tục rườm rà và nhất là phải trải qua đêm tân hôn với một ông chồng mà tôi chẳng có nhiều cảm xúc. (ảnh minh họa)
Cuộc sống mới của tôi cũng không đến nỗi tệ hại. Lúc đầu chồng tôi cũng yêu chiều và quan tâm đến tôi. Nhưng sau hai tháng, với những biểu hiện chán chường và không muốn “hợp tác” của tôi, chúng tôi đã sinh ra cãi vã. Những lần như thế, chồng tôi bỏ ra ngoài ngủ, tôi càng sướng vì chẳng có ai làm phiền mình.
Được hơn 6 tháng thì chồng tôi hết chịu nổi cái tính cách “dở người” của tôi. Khi tôi đề nghị ly hôn, anh cũng ký roẹt. Cả hai chúng tôi đều không muốn níu kéo một mối quan hệ không lấy gì làm sâu sắc. Ngay bản thân tôi cũng thế, chẳng hiểu sao sống với chồng chừng đó thời gian mà vẫn không thấy hứng thú với cuộc sống gia đình. Có đôi khi tôi nghĩ, biết đâu mình sẽ thay đổi, nhưng rốt cuộc, tôi vẫn giữ quyết định của mình.
Bố mẹ và họ hàng tôi ngã ngửa khi tôi ly hôn. Có lẽ tôi đã suy nghĩ đơn giản và có phần ích kỷ. Bởi sau khi chúng tôi ly hôn, bố mẹ tôi yếu hẳn. Hai cụ chẳng muốn gặp tôi, cũng không cần những lý do “hợp lý” của tôi. Còn tôi, cho đến giờ phút này vẫn không dám tâm sự với bất kỳ ai về dự định ly hôn trước khi cưới để giữ cho mình cái “sĩ diện hão”.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Bạn trẻ đời sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?