Là phim Việt duy nhất ra rạp đúng dịp lễ Tình nhân thế nhưng Ngôi nhà trong hẻm (đạo diễn Lê Văn Kiệt) lại chưa đủ chất kinh dị. Hơn thế, với những tình tiết lặp lại, lời thoại ngô nghê thì phần hài lại nổi trội, át hẳn sự đáng sợ lẽ ra phải có.
|
Trần Bảo Sơn, Ngô Thanh Vân trong phim Ngôi nhà trong hẻm (ảnh do đoàn phim cung cấp)
Ngôi nhà trong hẻm do hai diễn viên Ngô Thanh Vân và Trần Bảo Sơn thủ vai chính. Họ hóa thân thành cặp vợ chồng trẻ Thành - Thảo sống hạnh phúc trong một căn nhà nhỏ.
Mọi việc bắt đầu căng thẳng khi người vợ - Thảo (Ngô Thanh Vân) - bị hư thai, luẩn quẩn gần như phát điên vì nỗi ám ảnh, chiếc quan tài của hài nhi xấu số vẫn để nguyên trong phòng ngủ của hai vợ chồng.
Thành từ một người chồng hạnh phúc trở thành một kẻ bất lực, không lo nổi công việc bên ngoài cũng không thể xoa dịu nỗi đau cho vợ. Cộng thêm những ẩn ức tâm lý và bị ám ảnh bởi những tiếng cười ma quái trong ngôi nhà khiến nhân vật luôn sống trong tâm trạng phòng thủ, lo sợ, cáu gắt và mệt mỏi.
Gương mặt điện ảnh tay ngang Trần Bảo Sơn đã đảm đương khá tốt những trường đoạn cảm xúc dồn nén, giữa sợ hãi và bản lĩnh, giữa thương yêu và muốn buông xuôi, giữa khao khát và bị chối bỏ.
Không phải Ngô Thanh Vân mà Trần Bảo Sơn mới là người lãnh trách nhiệm nặng nhất cho vai diễn trong phim.
Xem phim, khó có thể chê được khả năng diễn xuất của hai diễn viên chính vì họ đã cố gắng thể hiện tốt phần vai của mình. Tuy nhiên, với kịch bản phim chưa thuyết phục, đường dây kịch tính giản đơn thì hai diễn viên khó có thể chuyển tải hết nỗi ám ảnh, sợ hãi đến khán giả.
Người chồng thương vợ nhưng để thi hài đứa bé ở trong phòng suốt 3 tháng liền - chiếc quan tài “để dành” làm yếu tố giải tỏa cho đỉnh điểm ở đoạn cuối phim - không dễ chấp nhận khi trong thực tế, thi hài đứa bé đã mất có thể tồn tại lâu đến vậy.
Người chồng muốn khám phá những tiếng động lạ quanh nhà mà leo lên gờ tường và cứ thế té ngã đến… ba lần. Hẳn nhiên, mọi lý do đều là để… tiếp tục những điều kỳ lạ ở “ngôi nhà trong hẻm” nhưng xem ra câu chuyện chưa được sắp xếp logic khiến khán giả sẽ phải đặt câu hỏi vì sao.
Tuyến nhân vật phụ trong phim này trở nên nổi bật hẳn chỉ với đôi lần xuất hiện bằng những câu thoại ấn tượng, hài hước một cách… hồn nhiên trên nền bi kịch của cặp đôi nhân vật chính. Đó cũng là lý do vì sao bộ phim kinh dị này chưa đủ làm nên nỗi sợ hãi cao trào nhưng liên tục khiến người xem phải bật cười. Tất nhiên, nhân vật phụ chỉ xuất hiện góp thêm gia vị vào câu chuyện nhưng một khi họ khiến người xem nhớ nhiều hơn cả nhân vật chính thì cũng là một thất bại trong cách kể của đạo diễn phim. Chưa kể, không phải lúc nào sự có mặt của nhân vật phụ cũng thật sự là điều cần thiết.
Điểm cộng cho Ngôi nhà trong hẻm là phim đã được thể hiện mang dấu ấn đặc trưng của thể loại, ít nhiều có thể để lại những dấu ấn riêng đối với người xem.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?