21h30, cửa nhà Đại tướng bắt đầu đóng lại. Rất đông người vẫn còn đứng ngoài... Giọt nước mắt lăn dài trên má những người không vào kịp.
Giọt nước mắt của người phụ nữ không thể vào được phía trong lúc 20h35. |
Cánh cổng đóng lại lúc 21h40, nhưng rất nhiều người vẫn tụ tập ngoài cửa nhà riêng Đại tướng.
21h50, cánh cổng chính thức khéo lại. Bên trong nhà, vẫn còn khá nhiều người đang chờ thắp hương. Họ là những người cuối cùng được toại nguyện.
Mặc dù đã biết tin gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đóng cửa vào 18h nhưng dòng người vẫn ùn ùn đổ về xếp hàng dài nhiều km từ Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ tới phố Bắc Sơn đoạn gần Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
19h tối, khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đông nghẹt.
Trước đó, nhiều đoàn đã phải nhường cho dân và đứng bên ngoài làm động tác mặc niệm tưởng nhớ Đại tướng.
Nhiều người đứng ở khu vực dải phân cách hướng về phía nhà Đại tướng vái vọng.
Một bà cụ khóc ròng vì hy vọng được vào trong rất khó khăn.
Không khí khẩn trương, mọi người được giục hãy bước nhanh chân hơn cho kịp.
Lực lượng Cảnh sát cơ động được tăng cường.
Khu vườn nhà Đại tướng sáng trưng. Gia đình quyết định tiếp tục đón người dân vào viếng bao giờ hết mới đóng cửa.
Nhiều người nghe tin 21h mới đóng cửa tỏ ra vui mừng. Họ tranh thủ ăn suất cơm trong khi xếp hàng.
Đội ngũ thanh niên tình nguyện cũng nhận được lệnh phải làm việc xuyên đêm.
Ông Nguyễn Văn Lãi ở huyện Ứng Hòa, cách thủ đô 40km tranh thủ ăn suất cơm do nhà chùa phát miễn phí.
Đội ngũ nhân viên một công ty vận tải tay ôm ảnh Đại tướng vẫn xếp hàng từ trưa mà không tỏ ra sốt ruột.
Một phụ nữ bị tụt huyết áp nhanh chóng được cấp cứu ngay tại chỗ.
Các Phật tử nhà chùa liên tục mang đến hàng trăm suất cơm từ thiện.
19h15 đoàn người vẫn nối dài vô tận.
Những cháu nhỏ được đặc cách cho vào trước, đã xếp hàng "đoàn tàu" đi rất nghiêm túc.
Những người cao tuổi luôn được đội tình nguyện giúp đỡ để được đặc cách vào thăm viếng sớm hơn.
Nhiều người để lại những bông hoa tri ân bên ngoài.
Một sinh viên phải thở ô xy sau 6 giờ liên tục chờ đợi.
Bài viết: http://news.zing.vn/Dong-nguoi-bat-tan-vao-nhung-gio-vieng-cuoi-post359330.html#home_featured.noibat
Nguồn Zing News
Vẫn còn nhiều em nhỏ xếp thành hàng lối chờ đợi.
Những người lính vẫn kiên trì đứng đợi.
Những lời tiếc thương của đồng bào từ Yên Bái.
Do có thông báo kết thúc việc viếng thăm vào 18h chiều nay, 10/10, nên lượng người mong viếng Đại tướng rất đông.
Biển người chờ qua trưa 10/10.
Đoàn người nối dài từ đầu tượng đài ở Bắc Sơn...
...nối qua Điện Biên Phủ...
...sau đó vòng ngược lại về phía Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu...
...rồi mới về Quảng trường Ba Đình.
Dòng người thăm viếng bất tận chiều 10/10.
Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương phục vụ tốt việc tổ chức tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại ba địa điểm là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Quảng Bình. Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trong quân đội tổ chức tốt công tác tuyên truyền về Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Theo kế hoạch, lễ tang sẽ được được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013.
Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h ngày 13/10/2013.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).
Trong thời gian diễn ra Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, cá đơn vị tập trung để bộ đội tham dự thông qua chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam và chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày 10/10, ngày cuối cùng để những đồng bào trên cả nước có thể tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dòng người đổ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu vẫn ngày một đông thêm. Mặc thời tiết oi bức, hàng nghìn người dường như không biết mệt mỏi, vẫn kiên trì đứng hàng giờ chỉ để được vào gặp Bác Giáp một lần.
1500 chiếc bánh mì của hội những người dạy tiếng Nhật được mang tới phát cho đồng bào.
Đến trưa, mọi người đều đứng tại chỗ để ăn vội những chiếc bánh mì, xôi, được các hội tình nguyện phát miễn phí. Lặng lẽ trong đoàn người, bà cụ Nguyễn Thị Thêm năm nay đã 84 tuổi, ăn vội vàng phần xôi của mình vừa được phát.
Nhiều người biết trước phải chờ nhiều giờ nên đã mang theo cơm nắm, cơm hộp và lương thực dự bị để đủ sức đợi đến lượt mình thăm viếng.
Bà Thêm tâm sự: “Bà đi ra tới Hà Nội khoảng 8h sáng, rồi ra ngay đây xếp hàng, tới đây thấy nhiều người cùng xếp hàng, như được tiếp thêm động lực, thấy khỏe khoắn chứ không mệt mỏi gì”.
Cùng tâm trạng với bà Thêm, cô Nguyễn Thị Nham (52 tuổi) quê ở Vĩnh Phúc đã đến từ 5h sáng để kịp được vào bên trong nhà riêng viếng vị Đại tướng của dân tộc. Cô Nham cho biết: “Là một người lính, chẳng ai là không khâm phục và ngưỡng mộ Đại tướng, có lẽ điều hối tiếc nhất của một quân nhân là không được “chào” Bác lần cuối”.
Trong khi đó, nhiều cựu chiến binh đã không kịp ăn bữa trưa mà vội vã đi vào viếng Đại tướng luôn cho kịp giờ. Đặc biệt, có ông Trương Văn Song, một cựu chiến binh ở Bắc Giang bị thương tật ở chân nên đã được đồng đội cõng tới thăm viếng tướng Giáp.
Đến 18h chiều nay, gia đình Đại tướng đã thông báo sẽ dừng đón tiếp đồng bào vào viếng nên hiện tại nhiều người đang rất hồi hộp liệu mình có kịp thời gian.
Trưa ngày 10/10, hàng đoàn người vẫn xếp hàng dài và tranh thủ ăn vội bữa trưa.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?