Năm nay đã 116 tuổi nhưng cụ ông Y N’Dông (ngụ bon Jăng Plây, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) vẫn ngày ngày ngồi vót tre cho cụ bà đan rổ.
![]() |
Cụ già M'Nông 116 tuổi vẫn ngày ngày vót tre đan rổ (Ảnh minh hoạ) |
Từ đầu buôn, men theo con đường mòn dẫn đến nhà cụ N’Dông, người vừa xác lập kỷ lục sống thọ nhất Việt Nam, vừa vào cổng, ấn tượng đập vào mắt chúng tôi là cụ ông tóc bạc trắng nhưng thân hình rắn chắc lạ thường.
Cụ N’Dông giới thiệu rành mạch bản thân sinh năm 1898, vợ là cụ bà H’Dơi sinh năm 1920. Vợ chồng cụ có tất cả 14 người con (7 người đã mất), 44 đứa cháu và 20 chắt nội ngoại. Cụ thuộc thế hệ những người đầu tiên đặt chân đến buôn Jăng Plây sinh sống.
Hiện vợ chồng cụ sống cùng gia đình con gái út tên H’Lem (41 tuổi), thỉnh thoảng hai cụ dẫn nhau tới nhà con trai thăm các cháu. Lạ rằng, dù con gái đã xây riêng cho căn phòng rộng mát nhưng vợ chồng cụ N’Dông chỉ thích ngủ ở nhà sàn lát gỗ: “Từ nhỏ già đã quen sống nhà sàn rồi. Bọn trẻ thích ở nhà xây nhưng già chỉ thích sống trong nhà sàn thôi. Đó là truyền thống tổ tiên phải gìn giữ”.
Tuy đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ N’Dông vẫn khoẻ, mắt sáng và đầu óc minh mẫn khiến mọi người ngưỡng mộ. Tay nhóm bếp, cụ N’Dông kể như thuộc lòng cho khách nghe những câu chuyện xa xưa về các chàng trai, cô gái người M’Nông đến mảnh đất này dựng nhà lập vườn. Cụ nhớ rõ tên suối, tên từng ngọn núi và những người trong buôn.
Để trở thành “cây đại thụ” của Bon Jăng Plây, cụ N’Dông tự hào chia sẻ bí quyết sống thọ: “Khi mới đặt chân lên mảnh đất này, già và mọi người khổ lắm. Để có cái ăn, cái mặc phải lao động cực nhọc. Nhưng nhờ lao động mà già khoẻ đến tận giờ. Hằng ngày già lên rẫy trồng ngô, trồng lúa. Tới bữa thì vào rừng hái măng, ngọn rau nấu canh. Chính thiên nhiên đã nuôi sống cả buôn Jăng Plây. Đồng bào của già chỉ ăn uống đơn giản vậy thôi nhưng ít bệnh lắm”.
Ngồi cạnh bên, cụ bà H’Dơi hạnh phúc kể rằng, tuy vợ chồng cụ lấy nhau do cha mẹ sắp đặt nhưng từ khi về sống chung hiếm khi cãi vã: “Vợ chồng cụ thương yêu nhau lắm. Đến bữa ăn, có miếng gì ngon cụ ông đều nhường cụ. Người này đi đâu xa nhà là người kia nhớ lắm”, cụ bà móm mém cười. Thường ngày, cụ N’Dông vẫn ngồi vót tre cho vợ đan rổ, rá để dùng. Đó cũng là thú vui giúp hai cụ sống thọ cùng con cháu.
Trong kí ức của mình, cụ ông sống thọ bậc nhất Việt Nam nhớ rõ, hồi 50 tuổi trong một lần đi rừng đã mắc phải chứng bệnh lạ. Lúc đó không có thuốc men điều trị như bây giờ, các thầy lang đã phải chữa trị gần năm trời mới “giết được con bệnh” trong người cụ N’Dông. Lạ rằng, kể từ đó cụ N’Dông không mắc phải chứng bệnh nào: “Đó là lần hiếm hoi già mắc bệnh. Sau đó đến bây giờ chỉ đau nhức chân tay lúc “trái gió trở trời” thôi”, cụ N’Dông nói.
Bữa cơm gia đình của người M'Nông
Chị H’Lem, con gái út cụ N’Dông cho biết mọi sinh hoạt cá nhân hằng ngày, bố mẹ chị đều tự làm lấy. Bí quyết bậc thân sinh sống thọ như lời chị H’Lem: Dù trời nắng hay mưa, cụ N’Dông và vợ đều nấu nước ấm để tắm. Mỗi bữa ăn, hai cụ chỉ ăn đúng một chén nhưng giấc ngủ dài và sâu. Thường nhật, hễ rảnh rỗi, cụ N’Dông lại chống gậy sang thăm con cháu gần đó hoặc vót tre đan lát để vận động chân tay.
Sống vui vẻ, lao động thường xuyên và ăn uống vừa đủ là những “bí quyết” sống thọ được cụ N’Dông đúc kết. Vừa qua, tổ chức Kỷ lục Việt Nam kết hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh Đắk Nông đã tổ chức kiểm tra và xác định tới thời điểm hiện tại, cụ Y N’Dông là người lớn tuổi nhất Việt Nam. Hiện tổ chức kỷ lục Việt Nam đang lập hồ sơ đề nghị tổ chức kỷ lục châu Á xét công nhận kỷ lục cụ N’Dông là người lớn tuổi nhất châu lục.
Ông Y’Bang, chi hội người cao tuổi thôn Jăng Plây cho hay: “Cụ N’Dông là “cây đại thụ” của bon làng. Tuy đã lớn tuổi nhưng cụ còn rất khoẻ và minh mẫn. Cụ thường kể cho con cháu nghe sự tích của Bon làng, khuyên con cháu phải biết yêu thương nhau. Bởi vậy từ người già đến trẻ con ai cũng yêu quý cụ ấy”.
Ông Nguyễn Đình Thi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trường Xuân xác nhận những thông tin trên, đồng thời cung cấp thêm: “Hiện trên địa bàn xã có 368 hội viên cao tuổi. Trong đó có bốn cụ ngoài trăm tuổi đều là người đồng bào M’Nông”. Trong những năm qua, nhằm giúp người cao tuổi ở địa phương sống khoẻ, sống thọ, Hội người cao tuổi xã thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu văn nghệ giữa các hội viên để nâng cao đời sống tinh thần cho các cụ. Đặc biệt, hội người cao tuổi xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ và cấp phát thuốc miễn phí cho các hội viên.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt xa Tổng thống Mỹ Donald Trump, đứng thứ bao nhiêu trên BXH người giàu nhất thế giới?


-
Phụ nữ có đặc điểm này không chỉ tụ tài mà còn vượng phu ích tử giúp gia đình hưng thịnh
-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
Công an cảnh báo: Khi nhận thông báo phạt nguội tuyệt đối không được làm theo yêu cầu này kẻo mất tiền oan


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025