Theo LS Bình, trong trường hợp CSGT cố tình truy đuổi người vi phạm lỗi nhẹ trong điều kiện không an toàn dẫn đến thương tích nặng thì có thể bị khởi tố.
Cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm |
Khoảng 11h ngày 5/3, anh Nguyễn Năng Đông ( 21 tuổi, ở thôn 2 Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải nhập viện, sau khi “vô tình” bị 2 chiến sỹ CSGT thuộc Đội CSGT số 6 (Công an thành phố Hà Nội) chọc gậy vào mặt.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trịnh Cẩm Bình, Giám đốc Công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, thực tế, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp lái xe máy vi phạm giao thông hoặc không đội mũ bảo hiểm theo quy định, bị thổi phạt rồi bỏ chạy dẫn tới những cuộc truy đuổi giữa người thi hành công vụ và người vi phạm. Không ít vụ việc đã để lại hậu quả đáng tiếc.
"Trong các quy định của Luật hiện hành thì không có điều nào nói đến việc cho phép cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông dừng xe của người điều khiển vi phạm lại một cách an toàn.
Tuy nhiên, trong trường hợp có dấu hiệu phạm tội hoặc hành vi nghiêm trọng, sau khi cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông ra hiệu lệnh dừng rồi mà người vi phạm vẫn cố tính bỏ chạy thì có thể được truy đuổi nhưng phải đảm bảo an toàn.
Tôi còn nhớ trước đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm cũng đã khẳng định, Bộ Công an không cho phép các lực lượng được truy đuổi người vi phạm giao thông với lỗi nhỏ.
Ví dụ trường hợp người dân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì cần tuyên truyền giáo dục, nếu giữ được thì phạt còn nếu họ sợ hãi bỏ chạy thì không cần thiết phải đuổi bắt.
Còn đối với những tội phạm nguy hiểm như giết người cướp của chẳng hạn, nếu bỏ chạy thì lực lượng cảnh sát phải cương quyết tấn công, truy đuổi...", Luật sư Bình nói.
Luật sư Bình cũng cho hay, trong trường hợp tiến hành truy đuổi người vi phạm nếu để xảy ra tai nạn thì tùy vào từng trường hợp sẽ có những cách xử lý khác nhau.
"Trong trường hợp người vi phạm có dấu hiệu là tội phạm nguy hiểm như cướp của, giết người hay có hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng khác thì việc cảnh sát truy đuổi để xảy ra thương tích đối với đối tượng này sẽ không phải chịu trách nhiệm.
Còn đối với những trường hợp vi phạm lỗi thông thường như không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều... nhưng cảnh sát giao thông vẫn cố tình truy đuổi trong điều kiện không an toàn, sau đó để xảy ra thương tích đối với người vi phạm thì sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, tùy theo kết quả điều tra là việc để xảy ra thương tích đó là vô ý hay cố ý thì sẽ có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Luật.
Nếu cố ý và thương tích của người vi phạm lỗi nhẹ đó bị nặng từ 11% trở lên thì có thể khởi tố theo tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ Luật hình sự", Luật sư Bình nhấn mạnh..
Liên quan đến vụ việc của anh Nguyễn Năng Đông phải nhập viện, sau khi “vô tình” bị 2 chiến sỹ CSGT thuộc Đội CSGT số 6 (Công an thành phố Hà Nội) chọc gậy vào mặt, Luật sư Bình bày tỏ : "Đối với vụ việc này đây là trường hợp vi phạm theo lỗi bình thường nhưng cảnh sát giao thông vẫn truy đuổi nên phải chờ vào kết quả điều tra của cơ quan công an. Nếu xác định, việc chiếc gậy chọc vào mặt, mắt nạn nhân gây thương tích là do vô ý của cảnh sát giao thông thì việc xử lý sẽ là thỏa thuận, bồi thường.
Nhưng nếu xác định đây là lỗi cố ý và mức độ thương tích của người bị truy đuổi từ 11% trở lên thì có thể khởi tố hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Tuy nhiên, như đã trao đổi ở trên, cá nhân tôi cho rằng, CSGT không cần thiết phải truy đuổi người vi phạm lỗi nhẹ như không đội mũ bảo hiểm khi đi đường, vượt đèn đỏ hay các lỗi vi phạm đơn giản khác. Người dân không đội mũ bảo hiểm chỉ vi phạm Luật giao thông đường bộ, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính chứ không phải là tội phạm nên tuyệt đối CSGT không được dùng công cụ hỗ trợ để trấn áp khi truy đuổi.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong quá trình truy đuổi của CSGT phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về sử dụng các loại công cụ hỗ trợ này.
Những người vi phạm với lỗi nhẹ nhưng không chịu tuân thủ hiệu lệnh thì CSGT được quyền ghi lại biển số xe của người vi phạm rồi thông báo cho các chốt kiểm tra liền kề hoặc các tổ tuần tra để kịp thời ngăn chặn.
Còn đối với những trường hợp lực lượng CSGT đang tuần tra trên đường phát hiện đối tượng hình sự như trộm cắp, cướp giật thì phải đuổi bắt đến cùng".
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%