Mặc dù GĐ CATP Hà Nội, đại tá Nguyễn Đức Chung đã ra chỉ đạo, CSGT khi làm nhiệm vụ phải đứng ở vị trí công khai, không được đứng chỗ khuất, ngồi hàng quán...
CSGT đứng chỗ khuất tại chân cầu vượt Mai Dịch để xử lý vi phạm. Ảnh chụp lúc 16h ngày 13/12. |
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội, không ít CSGT vẫn “núp” khi làm nhiệm vụ xử lý vi phạm giao thông...
CSGT vẫn "anh hùng núp"
Trước thực tế vẫn còn không ít những hình ảnh phản cảm của CSGT khi làm nhiệm vụ, ngày 10/12, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ra chỉ đạo yêu cầu chấn chỉnh tác phong, tư thế, văn hóa ứng xử đến mỗi cán bộ chiến sĩ của Phòng CSGT - CA TP Hà Nội.
Theo chỉ đạo của đại tá Nguyễn Đức Chung, khi làm việc CSGT không được túm năm tụm ba, ngồi hàng quán...; khi xử lý vi phạm, chiến sĩ CSGT nên chú ý đến lời ăn tiếng nói, cách ứng xử, phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết.
Đặc biệt, GĐ CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu chấm dứt ngay việc CSGT đứng ở nơi khuất, thiếu ánh sáng để bắt lỗi, xử lý người tham gia giao thông vi phạm. Thay vào đó, từng cán bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ phải đứng ở vị trí nằm trong tầm quan sát của người tham gia giao thông, kể cả việc triển khai chuyên đề kiểm tra tốc độ xe vi phạm.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV ngày 13/12 tại một số điểm chốt, không ít CSGT vẫn đứng chỗ khuất để xử lý vi phạm giao thông. Cụ thể, tại nút giao thông cầu vượt Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), CSGT không đứng ở vị trí gần khu vực đặt đèn giao thông, chỗ người tham gia giao thông có thể nhìn thấy CSGT. Hơn nữa, một số chiến sĩ làm việc ở nút giao thông này lại đứng khuất sau tấm rào chắn cuối gầm cầu để xử lý vi phạm. Khi thấy người tham gia giao thông không xi nhan khi rẽ, CSGT chạy xuống đường để bắt lỗi, khiến người vi phạm giao thông bối rối.
Không chỉ tại nút giao thông cầu vượt Mai Dịch xảy ra tình trạng này, mà tại nhiều điểm đứng của CSGT trên địa bàn thủ đô Hà Nội, không ít những hình ảnh CSGT khi làm nhiệm vụ vẫn đứng khuất sau biển báo, gốc cây cổ thụ để xử lý người vi phạm giao thông.
Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1 cho biết: “CSGT đứng sai vị trí, đặc biệt đứng ở chỗ người tham gia khó nhận thấy, rồi nhảy ra bắt lỗi vi phạm là hình ảnh rất phản cảm. Ở những vị trí đó mà xử lý vi phạm thì sự tuân thủ của người vi phạm giao thông với những quyết định xử phạt của CSGT là không cao; thậm chí dẫn đến tình trạng người tham gia giao thông mặc dù vi phạm nhưng sẽ vẫn cãi đến cùng, gây tắc đường, thậm chí gây nguy hiểm cho các phương tiện khác".
Đứng chỗ khuất dễ nảy sinh tiêu cực
Mặc dù đã có những vị trí đứng cho từng điểm chốt, tuy nhiên không ít CSGT vẫn đứng sai vị trí, thậm chí đứng chỗ khuất. Thượng tá Lê Đức Đoàn cho rằng, CSGT mà đứng ở chỗ khuất, dễ nảy sinh tiêu cực.
“Lực lượng CSGT là lực lượng công khai, là mặt tiền. Bởi CSGT ra đường là chạm mặt với dân, với những người tham gia giao thông nên phải được nhân dân ủng hộ. Trong bất cứ công việc nào, nếu được người dân ủng hộ thì công việc sẽ hoàn thành tốt, CSGT cũng vậy. Khi CSGT mặt tiền không đẹp, không đứng công khai, bước xuống đường xử phạt sẽ gây phản cảm. Mình làm không đẹp thì sẽ không được người dân ủng hộ”, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.
Theo Thượng tá Lê Đức Đoàn, hầu hết các vị trí đứng của CSGT đã được nghiên cứu kỹ sao cho hợp lý trước khi áp dụng. Tuy nhiên, một số CSGT vẫn chưa tuân thủ đúng. Ví như chỗ đèn xanh, đèn đỏ, thường có 2 CSGT, vị trí 1 đứng ở trên bục hướng dẫn chỉ đường, vị trí 2 đứng sau vạch sang đường, cách ngã tư bao nhiêu mét. Thực tế, nhiều chốt, vẫn chưa thực hiện đúng quy định.
Thượng tá Lê Đức Đoàn
“Những người đứng núp ở gốc cây, chỗ khuất khi làm nhiệm vụ, đó là sự vô cảm. Họ thực hiện không đúng những quy trình mà Bộ Công an đã ban hành. Đứng ở chỗ khuất rồi lao ra xử phạt khi phát hiện người tham gia giao thông mắc lỗi rất phản cảm. Khiến người vi phạm giao thông dễ bức xúc, dễ xảy ra cãi vã, không có lợi. Dân mình vốn tò mò, thấy cãi cọ là người ta đứng lại xem, gây ách tắc giao thông”, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.
“Sự chỉ đạo của Giám đốc CATP Hà Nội về việc chấm dứt ngay tình trạng CSGT đứng chỗ khuất khi làm nhiệm vụ là điều mà tôi rất tâm đắc. CSGT phải rèn về tinh thần phục vụ, luyện về chuyên môn nghiệp vụ, đặt quyền lợi nhân dân lên trên. Chỉ khi CSGT hoạt động công khai minh bạch, khi đó nạn tham nhũng mới không tồn tại trong ngành CSGT. Còn đứng ở chỗ khuất, thì vẫn còn tiêu cực, mầm mống của sự tham nhũng”, Thượng tá Lê Đức Đoàn nhấn mạnh.
“Đứng ở chỗ khuất thì dù có xử phạt đúng cũng để lại dị nghị, nghi ngờ trong nhân dân. Nghiêm cấm CSGT không được nói người tham gia giao thông vi phạm nhiều lỗi nhưng sau đó lại phạt một lỗi nhỏ rồi xin tiền. Năm 2013, Công an thành phố sẽ phối hợp với Cục CSGT, Phòng CSGT thành lập các tổ kiểm tra đặc biệt, kiểm tra tư thế tác phong và quy trình xử lý của CSGT”. (Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội) Nhiều người ở nông thôn lên Hà Nội, do không am hiểu luật giao thông nên họ rất dễ vi phạm. CSGT nên nhắc nhở xem xét trước khi xử phạt bởi trong số họ, có không ít người là người nghèo, người có con em đi thi đại học, người đưa con đi khám bệnh... (Công dân ưu tú thủ đô 2012, “Hiệp sĩ giao thông” Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT, CATP Hà Nội) |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%