Dù bị chìm dưới biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gần 700 năm nhưng con tàu chứa cổ vật vẫn còn nguyên vẹn bánh lái, mạn, đáy tàu...
Xác con tàu cổ lộ diện còn nguyên vẹn sau gần 700 năm chìm dưới đáy biển Bình Châu, huyện Bình Sơn. |
Sau gần 1 tháng làm đê vây, hút thổi cát, các chuyên gia đã khai quật cổ vật dưới đáy biển theo phương pháp như trên bờ, thu về gần 270 thùng (hàng nghìn cổ vật quí). Đồng thời, lộ diện trên nền cát đáy biển là con tàu gỗ gần như còn nguyên vẹn sau khoảng 700 năm đắm ở vùng biển Bình Châu.
TS Đoàn Ngọc Khôi, phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, con tàu cổ chìm ở vùng biển Bình Châu lộ diện còn nguyên vẹn bánh lái, đáy và be tàu còn nguyên khối, có niên đại sớm hơn nhiều so với nhiều con tàu đắm từng phát hiện ở vùng biển Việt Nam.
Con tàu dài gần 25m, đáy tàu rộng 5m nhưng bề ngang bên trên rộng ước khoảng 9m bị chìm theo phương thẳng đứng. Cổ vật xếp ngăn nắp trong 12 khoang tàu còn khá vững chãi. Kết quả khai quật bước đầu trong lòng con tàu cho thấy có nhiều tiêu bản đĩa gốm chạm khắc hoa văn hình rồng có giá trị lớn. Ngoài ra có một số vật dụng của thủy thủ đoàn như tiền đồng, quả cân trong con tàu này.
"Con tàu gỗ chìm dưới đáy biển Bình Châu đã gần 700 năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn gây kinh ngạc cho giới nghiên cứu, khảo cổ học", TS Khôi ngạc nhiên nói.
Các chuyên gia giám định cổ vật được khai quật từ con tàu đắm ở vùng biển Bình Châu.
Ban chỉ đạo khai quật cổ vật Quảng Ngãi quyết định thay đổi phương án trục vớt ban đầu sang bảo tồn tại chỗ con tàu cổ nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa dưới nước ở vùng biển Bình Châu. Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương đã hoàn tất khai quật "kho cổ vật" bên trong lòng con tàu và đang huy động đội ngũ thợ lặn tiếp tục trục vớt cổ vật trong phạm vi 600 m2 xung quanh con tàu đắm. Dự kiến đến ngày 15/7, việc khai quật khảo cổ học ở vùng biển Bình Châu sẽ kết thúc.
Ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương chia sẻ, so với nhiều đợt khảo sát, khai quật các con tàu đắm ở các vùng biển trong cả nước, con tàu chứa cổ vật ở Bình Châu có giá trị rất lớn. "Sau khi các chuyên gia xử lý xong, chúng tôi sẽ trưng bày cổ vật phục vụ khách tham quan. Còn xác con tàu được khoanh vùng, bảo tồn tại vùng biển Bình Châu kết nối với tour lặn biển tạo điều kiện việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương với loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái biển", ông Sung cho biết thêm.
Con tàu cổ 700 năm tuổi này sẽ được bảo tồn tại vùng biển Bình Châu nhằm tạo điều kiện việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương với tour du lịch, dịch vụ lặn biển.
Ngày 26/6, trao đổi với PV sáng nay, TS Nguyễn Việt, giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á khẳng định, đây là lần đâu tiên ở Châu Á, một con tàu cổ được phát hiện còn nguyên vẹn cụm bánh lái hiếm hoi.
"Con tàu cổ này là tư liệu sinh động cho các nhà nghiên cứu lịch sử đóng tàu, giao lưu thương mại thế giới. Nó bị chìm ở vùng biển này chứng tỏ năm xưa nơi đây là điểm giao thương sầm uất, giữ vai trò thương mại quan trọng của khu vực Châu Á", TS Việt khẳng định.
Cũng theo TS Việt, lâu nay các nhà nghiên cứu chỉ tiếp cận lịch sử tàu thuyền qua các bản vẽ, lý thuyết thì giờ đây với phương pháp khai quật cổ vật dưới đáy biển như trên cạn ở vùng biển Bình Châu họ đã ghi nhận được nhiều điều thú vị. Đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia trực tiếp sờ được hiện vật, giải mã nhiều bí ẩn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho quá trình nghiên cứu lịch sử tàu thuyền thế giới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%