Gặp lại chị Loan một thời gian sau sự ra đi đột ngột của anh Vượng, người vợ suy thận trong "đám cưới cổ tích" ngày nào dường như vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi đau.
Cô gái suy thận trong 'đám cưới cổ tích' từng gây xúc động mạnh giờ ra sao? |
Vào tháng 4/2014, chương trình “Điều ước thứ 7” của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chuyện tình cảm động của chị Nguyễn Châu Loan (37 tuổi, quê Ba Vì, Hà Nội) và anh Nguyễn Văn Vượng (34 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã khiến hàng triệu trái tim xúc động bởi không ai ngờ lại có thể bắt gặp những chuyện tình cổ tích giữa đời thường.
Chị Loan - cô gái suy thận trong đám cưới cổ tích từng khiến dư luận xôn xao hiện đang được điều trị tại quê nhà Ba Vì.
Chị Loan là bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đã hơn 10 năm nay, còn anh Vượng dù kém 3 tuổi nhưng cảm phục nghị lực sống của chị đã ở cạnh chăm sóc cho chị Loan suốt gần 7 năm qua mà chưa một lần được tổ chức đám cưới.
Khi bệnh tình chị Loan ngày một nặng, anh Vượng vẫn không hề nghĩ đến việc rời xa chị. Chị ốm đến mức không thể bước đi, anh làm đôi chân của chị. Chị mệt mỏi, anh là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho chị.
Câu chuyện này được phát trong chương trình "Điều ước thứ 7" với một đám cưới hạnh phúc mà chương trình dành tặng họ. Có lẽ, chưa có lễ cưới nào lại nhiều nước mắt đến vậy. Nước mắt của sự vui mừng, nước mắt của sự cảm phục trước tình cảm cao đẹp - tình yêu, tình thương, sự hi sinh. Thế nhưng, niềm hạnh phúc của chị Loan "ngắn chẳng tày gang" khi mới đây anh Vượng đã gặp tai nạn và qua đời, để lại người vợ bệnh tật.
Nghe tin anh Vượng qua đời, chị Loan đã phải trải qua cú sốc lớn khi mất đi người chồng luôn kề vai sát cánh, có lúc bệnh tình của chị trở nên xấu đi và chị rơi vào tình trạng suy kiệt nghiêm trọng.
Bị suy thận khiến chị Loan luôn đau nhức xương và phải dựa lên chăn cho dễ thở
Gặp lại chị Loan ở thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội khi chị vừa được anh trai đưa về nhà sau gần 4 tiếng chạy thận ở bệnh viện huyện cách nhà 4 km. Mệt mỏi, chị không ăn được gì. Đôi mắt nhắm hờ, chị cũng không thể ngủ rồi cứ ngồi dựa lên chăn để người nhà vỗ vào lưng cho dễ thở.
Nhắc đến việc làm thơ, chị Loan lặng người đi, rồi rưng rưng nước mắt, chị nói: "Giờ đây ánh sáng đời chị đã tắt rồi... chị không còn nghĩ đến thơ nữa rồi".
Chị Loan rưng rưng nói: "Giờ đây ánh sáng đời chị đã tắt rồi..."
Chị Loan từng sáng tác nhiều thơ về tình yêu, về niềm khát khao sống. Khi có được tình yêu với anh Vượng, hồn thơ của chị nảy nở hơn, chị đóng thành tập thơ "Hoa đời", trong đó có bài "Ánh sáng đời em", được người chồng, anh em, bạn bè... yêu thích. Từ khi chồng đột ngột qua đời, chị luôn nói rằng ánh sáng đời mình đã tắt.
Hằng ngày, mọi sinh hoạt của chị Loan đều được người nhà chăm lo
Trò chuyện với chúng tôi, anh Nguyễn Hải Châu (42 tuổi, anh trai kế chị Loan) cho biết, sau khi làm thủ tục xuất viện ở Bệnh viện Xanh Pôn, gia đình anh đưa chị Loan về quê nhà để tiện đường chạy thận và có người thân chăm sóc cho chị.
Mỗi tuần đều đặn 3, 4 lần vào buổi sáng anh Châu lại đưa em gái đi chạy thận, mỗi lần lọc máu thường kéo dài gần 4 tiếng. Là giáo viên dạy học, lo cho sức khỏe của em gái nên anh Châu xin nhà trường chuyển sang dạy vào giờ khác để tiện bề chăm sóc cho chị Loan.
Anh Châu lo lắng vì sức khỏe của em gái đang ngày một xấu đi.
“Khoảng 10 ngày trở lại đây, Loan yếu đi rất nhiều, cô ấy bị suy tim, suy hô hấp liên tục, hệ tiêu hóa bị rối loạn… Sức khỏe của Loan bây giờ yếu lắm rồi, mỗi bữa chỉ ăn được 1/3 bát cơm, khi uống nước thì hay nghẹt thở và bị tích nước trong phổi, mọi sinh hoạt đều được mọi người trong gia đình thay phiên nhau chăm lo”, anh Châu buồn rầu kể.
Cũng theo anh Châu, do biến chứng suy thận nên xương khớp của chị Loan thường đau nhức, mệt mỏi. “Cả ngày, Loan chỉ chợp mắt được một chút, thường bị đau nhức xương, tức ngực… Tuy nhiên, cố ấy chẳng bao giờ kêu ca gì bởi Loan là người sống cam chịu, không than phiền lấy nửa lời”, anh Châu tâm sự.
Đều đặn mỗi tuần, chị Loan phải đi chạy thận 3 - 4 lần
Nói về tính tình của chị Loan, anh Châu kể: “Loan là đứa em hiền lành, ngoan ngoãn nên tôi rất mực thương yêu. Tuy nhiên, lúc đau yếu, khó thở, huyết áp cao thì cô ấy trở nên khó tính hơn. Mỗi lúc thấy em gái phải chịu đau đớn, tôi xót lắm nhưng cũng không biết phải làm thế nào, đôi khi, tôi lấy sách ra đọc truyện cho Loan nghe để giúp em quên bớt nỗi đau".
Chị Loan ước nguyện một lần được đến mộ thắp hương cho chồng
“Ngay sau khi Vượng mất, Loan ước nguyện được đến phần mộ thắp hương cho cậu ấy nhưng lúc đó sức khỏe của cô ấy rất yếu, luôn phải thở bình ôxy. Sợ Loan bị sốc nên gia đình đã đưa về trên này. Hôm trước ở viện, mẹ và chị gái Vượng cũng đến, Loan dằn vặt vì không thắp hương được cho chồng rồi 2 mẹ con ôm nhau khóc”, anh Châu rưng rưng nhớ lại.
Nói về anh Vượng, anh Châu chia sẻ: “Vượng rất ngoan, sống có trách nhiệm, khi còn sống chú ấy lo cho gia đình chu đáo. Gia đình tôi ai cũng yêu mến chú ấy, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều chia sẻ với Vượng. Về phía Loan thì cô luôn buồn vì bệnh tật nhưng mọi chuyện riêng tư đều giữ trong lòng, nhiều mong muốn nhưng sợ anh chị phiền lòng nên không dám nói ra”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%