Lúc mới quen nhau, anh Nghĩa thật thà bày tỏ: 'Anh nghèo lắm. Em yêu anh sau này sẽ khổ'. Không ngờ, chị Giàu đáp: 'Gia đình em nghèo đâu thua gì bên anh'.
Chuyện tình yêu 'anh nghèo gặp em khổ' |
Trong căn phòng trọ ở KP. 2, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM, đôi vợ chồng công nhân Nguyễn Thị Ngọc Giàu (19 tuổi, quê Sóc Trăng) và Lê Thành Nghĩa (22 tuổi, quê An Giang) vừa vui vừa mắc cỡ kể cho chúng tôi chuyện tình của mình.
Chị Giàu cho hay dù hai người làm chung xí nghiệp may nhưng hầu như không biết nhau. Chỉ đến khi người anh họ của chị Giàu (làm cùng chuyền với anh Nghĩa) mai mối, họ mới có một cuộc gặp ấn tượng ở… chợ. 'Bữa đó, anh họ em chở anh Nghĩa sang thăm người chị bà con. Họ mới tới chợ, thì cũng là lúc em chở chị ấy trờ đến. Anh Nghĩa ngồi sau xe đã ló mặt ra cười với em. Về nhà anh ấy còn nói với anh trai em là Giàu trông cũng dễ thương!', chị Giàu nhớ lại. Trước đó, anh trai Giàu cũng đã tranh thủ “quảng cáo” về tính tình hiền lành của anh Nghĩa cho cô em gái mình.
Sau vài cuộc điện thoại thăm hỏi qua lại, ngày 20.10.2013, họ gặp lại nhau và chính thức quen nhau. Tết năm rồi, anh Nghĩa mạnh dạn đưa chị Giàu về quê An Giang ra mắt cha mẹ. Đặc biệt, cả hai khẳng định tình cảm đã chín muồi nên cùng nhau về quê đăng ký kết hôn vào ngày 18.6 năm nay. Do gia cảnh khó khăn, nên đến mâm cơm ra mắt họ cũng không tổ chức được. Thay vào đó, chỉ có trái tim yêu dạt dào thôi thúc họ gắn kết cuộc đời với nhau.
Theo đôi vợ chồng trẻ này, cha mẹ anh Nghĩa ở dưới quê không có đất canh tác, quanh năm suốt tháng đi làm thuê làm mướn. Còn cha của chị Giàu trước đây lâm bệnh nặng, gia đình phải bán hết ruộng vườn để chữa chạy. Mấy năm nay, cha mẹ chị phải bỏ quê lên TP.HCM kiếm sống chủ yếu bằng nghề phụ hồ.
Thu nhập bình quân của cả hai vợ chồng chị Giàu - anh Nghĩa khoảng 5,2 triệu đồng/tháng. Thậm chí đã từng có tháng, họ chỉ kiếm được 4 triệu đồng. Trong khi đó, tiền thuê phòng trọ, điện nước đã hết 1,2 - 1,3 triệu đồng/tháng. 'Nhiều lúc bị hụt tiền, em vô xí nghiệp mượn đỡ đồng nghiệp mấy chục ngàn mua gạo ăn. Buổi sáng, tụi em hay ăn mì tôm suốt hoặc có khi nhịn đói đi làm. Có những tuần, hai đứa ăn cơm toàn với chao và dưa leo', chị Giàu bộc bạch.
Dù còn lắm vất vả, nhưng chị Giàu và anh Nghĩa khẳng định cuộc sống của họ không thiếu tiếng cười và niềm hạnh phúc. Trừ những hôm tăng ca, còn lại vào những buổi chiều tối, người nào đi làm về trước là tự động đi chợ, nấu ăn, giặt đồ.
Ngọc Giàu khoe: 'Ảnh là người chồng đảm đang, nấu ăn ngon lắm!'. Anh Nghĩa vốn ít lời với người lạ, cũng góp vào: 'Cổ vui vẻ, lanh lẹ, nấu ăn cũng ngon'. Hằng tháng, anh chị tự nguyện trích ra từ 1 - 2 triệu đồng gửi tặng hai gia đình lớn. Đôi uyên ương này tâm niệm: 'Cha mẹ hai bên đều đã già và vất vả nhiều rồi. Tụi em lo được có bao lâu nữa đâu mà tính toán'.
Ngày 15.10 vừa rồi, trong đám cưới tập thể do Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM tổ chức, đôi vợ chồng này mới được mặc lên người trang phục cô dâu - chú rể. Và cũng là lần đầu tiên trong đời, họ trao cho nhau cặp nhẫn cưới (do ban tổ chức tài trợ) và cùng tham gia rước dâu bằng xe đạp điện với 99 cặp đôi khác. Cũng trong đám cưới chung này, hai bên thông gia cũng đã có dịp hiếm hoi gặp nhau… 'Tụi em nghĩ rằng, hai đứa nghèo quá nên chỉ có thể làm đám cưới ở… trong mơ. Không ngờ là có đám cưới thật, lại rất lớn và rất vui như vậy!', Ngọc Giàu sung sướng tỏ bày.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%