Ngôi miếu báo oán nằm giữa rừng Phia Oắc gần ngàn năm nay. Theo tư liệu ghi lại: Có thể ngôi miếu được thực dân Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Ngôi miếu báo oán nằm sâu giữa rừng Phia Oắc |
Tuy nhiên, cũng có tài liệu nói rằng tuổi của ngôi miếu có thể xa hơn thời gian trên, vì trước khi thực dân Pháp đặt chân đến Phia Oắc khai thác quặng thì người dân nơi đây đã xây miếu rồi. Thực dân Pháp chỉ cho tôn tạo lại.
Cho đến nay, người dân vẫn còn tranh cãi về niên đại của ngôi miếu hoang này. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận đây là nơi chứng kiến thảm cảnh đầu rơi, máu chảy của cánh nô lệ dưới bàn tay tàn sát của thực dân Pháp.
Cụ Thơm kể lại: "Khoảng năm 1930 - 1939, thực dân Pháp đem quân lính đến bắt người dân lên núi Phia Oắc khai thác titan. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng đã bắt được hàng nghìn người dân lên núi làm làm nô lệ cho chúng.
Cảnh bóc lột sức lao động và tra tấn về thể xác lẫn tinh thần vẫn là nỗi ám ảnh đối với dân làng. Chúng bắt dân làng đào quặng suốt ngày đêm, không ai có thời gian nghỉ. Bọn chúng bắt người dân lao động đến kiệt sức, ai không làm thì chúng đánh đến chết hoặc chôn sống. Hàng trăm công nhân đã bị chôn vùi giữa rừng Phia Oắc".
Đến bây giờ, cụ Thơm vẫn ám ảnh khi kể lại thảm cảnh bố mẹ mình bị thực dân Pháp tra tấn. "Bố mẹ tôi cũng bị chúng bắt đi đào mỏ quặng trên rừng Phia Oắc. Sau một thời gian dài không thấy bố mẹ về nhà, tôi liền lên rừng Phia Oắc tìm.
Cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt tôi: Chúng đang bắt bố mẹ tôi cùng sáu người nữa quì bên cạnh ngôi miếu báo oán. Bọn chúng dùng roi đánh vào đầu, vào bả vai đến tóe máu. Sau đó, một lính Pháp cao lớn cúi xuống ôm hòn đá to đập vào đầu ba người cho đến chết. Mẹ tôi và những người còn lại cũng bị chúng dùng súng bắn vào đầu. 8 người bị giết hại" - cụ Thơm sững sờ nhớ lại.
Từ năm 1939, thực dân Pháp càng đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên ở khắp thuộc địa. Mỏ quặng ở Phia Oắc cũng nằm trong chiến dịch khai thác của chúng. Công nhân phải làm việc liên tục từ 14 - 16 giờ/ngày, khiến nhiều người gục ngã và chết thảm. Công nhân bị áp bức, bóc lột đã không cam chịu, nổi dậy chống lại thực dân Pháp, nhưng tất cả đều bị đàn áp trong vũng máu.
Khoảng thời gian từ năm 1939 - 1941, thủ đoạn bóc lột của Pháp càng dã man và tàn bạo, số lượng công nhân kiệt sức và chết nhiều lên. Đội ngũ công nhân vô cùng căm phẫn, những người bị áp bức ở mỏ thiếc Phia Oắc, Tĩnh Túc (cũng thuộc tỉnh Cao Bằng) tiếp tục nổi dậy chống trả. Tuy nhiên, do lực lượng quá mỏng nên đã bị chúng dìm trong bể máu.
Khi bắt được những nhóm người cầm đầu các cuộc nổi dậy, chúng cho xếp hàng quì dưới đất, bắt những công nhân này tự vác đá đập vào đầu nhau cho đến chết. Nếu công nhân nào không nghe lời, chúng giết hết người thân trong gia đình...
Xác của những người chết được chôn vùi dưới các lớp đất đá của mỏ quặng, sau đó, công nhân đã lén lút gọi hồn những người xấu số về ngôi miếu nằm giữa rừng Phia Oắc để thờ cúng.
Ngoài "hình phạt" trên đối với công nhân nổi dậy, thực dân Pháp còn có những hình thức tra tấn, đàn áp hết sức dã man và tàn bạo. Chúng hành hạ thân xác của những phu đào đá toét máu, quằn quại và chết trong đau đớn. Kinh hoàng hơn, chúng còn dùng thanh thép nung đỏ ngầu chọc vào bộ phận sinh dục cho đến khi công nhân ngất lịm, sau đó chúng tiếp tục dội nước cho tỉnh lại, rồi tiếp tục dùng thanh thép nung đỏ chọc vào mắt và tra tấn bằng nhiều cực hình khác.
Cụ Thơm cho hay: "Quả thực, tôi đã nghe kể nhiều về những hình thức tra tấn dã man nhất mọi thời đại của đế quốc Mỹ trong nhà lao Phú Quốc. Nhưng, khi nghe kể về những ngón đòn tra tấn ở Phia Oắc thì chúng tôi không khỏi ghê rợn vì sự dã man của thực dân Pháp".
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%