Đã từng có nhận xét rằng, hiện có tới 30% quan chức vô tích sự, sáng vác ô đi, tối vác về thì dám chắc rằng, nhiều người trong số này lười học lắm.
Một cuộc thi công chức |
Rút tít như trên rất dễ động lòng các cán bộ, công chức chăm chỉ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trên thực tế đã có những đóng góp xứng đáng đối với cơ quan, đơn vị. Thế nhưng, như nhiều vị lãnh đạo đã từng có nhận xét rằng, hiện có tới 30% quan chức vô tích sự, sáng vác ô đi, tối vác về thì dám chắc rằng, nhiều người trong số này lười học lắm.
Còn nhớ, ngay tại Hà Nội đã từng có vụ việc thi hộ ở Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (Hà Nội). Theo đó, có một ông phó phòng lại đi thi hộ ông phó giám đốc sở và bị phát hiện. Ông phó giám đốc thì giải trình là trước khi đi công tác đã có đơn xin không tham gia thi và khẳng định là không nhờ ai thi hộ. Còn ông phó phòng thì nói không biết có cuộc thi, thấy thủ trưởng đi công tác thì vào chép bài hộ, rồi thấy có cuộc thi thì xin giấy và vào thi. Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay, cứ rối tinh rối mù cả lên. Lý do chính là ở chỗ, việc học của cán bộ bị coi nhẹ nhưng không được nhấn mạnh.
Vì thế, cảnh báo từ Bộ Nội vụ cho hay, quá nhiều công chức - lên tới 30% - đã bị “trượt vỏ chuối” trong kỳ thi nâng ngạch bậc từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp mới đây rất đáng quan tâm. Ngay tại Bộ Nội vụ, nơi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi này cũng đã có tới 38% cán bộ không đỗ. Vụ thi trượt hàng loạt này nói lên điều gì? Rất có thể xảy ra 2 khả năng: Thứ nhất các thí sinh này trình độ còn xa mới đạt chuẩn chuyên viên cao cấp. Thứ hai, họ học hành quấy quá. Thực ra, các thí sinh này đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần và đủ cho chuyên viên cao cấp trước khi thi. Hơn nữa các nội dung kiến thức này không quá xa lạ với các công chức đã hưởng mức lương kịch trần của ngạch bậc chuyên viên chính, tức là đã thuộc diện “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, có lẽ nào lại “botay.com” đến nỗi thi trượt?
Tuy không rõ ngọn ngành của các công chức - chuyên viên chính thi trượt nhưng chắc chắn trượt không oan. Lo ngại nhất là số công chức vốn đã “vô tích sự” ở cấp trung bình nay được chuyển ngạch bậc thành vô tích sự cấp cao thì thật chí nguy! Việc thi trượt tuy là họa của cá nhân họ nhưng lại là phúc cho cơ quan, đơn vị.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức không thể chỉ trông cậy vào các cuộc thi nâng ngạch bậc mà phải dựa vào việc đào tạo bồi dưỡng của tổ chức và sự “vượt lên chính mình” của mỗi người.
Nhân việc “rớt đài” hàng loạt này, thiết nghĩ cần chấn chỉnh việc học tập của đội ngũ cán bộ. Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế thi nâng ngạch bậc với cả hai phía người thi và cơ quan tổ chức thi. Riêng đối với thí sinh vi phạm hoặc thi trượt nhiều lần sẽ không cho thi nữa. Có vậy việc học hành của cán bộ, công chức mới chỉn chu hơn và giảm thiểu số cán bộ “cắp ô” trong bộ máy Nhà nước. Có cách nào để chấm dứt tình trạng cán bộ lười học? Xin hãy hiến kế!
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?