Mỗi khi lũ về, người còn biết đường trú tránh, còn trâu bò, heo, gà... bị cuốn sạch. Vì thế bà con tui phải đầu tư tiền triệu xây nhà lầu cho trâu bò, heo tránh lũ.
Chuyện lạ Quảng Nam: Trâu bò nhà lầu, người nhà cấp 4 |
Bà Huỳnh Thị Phương chỉ ngôi nhà lầu kiên cố rộng hơn 60 m2 nằm dọc bờ sông Thu Bồn thuộc địa bàn thôn Mỹ Phước, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), để cho trâu bò, heo, gà vịt... ở, bảo: “Cái nhà lầu ni tui đầu tư hơn trăm triệu để xây dựng chỉ để cho bò và đàn heo ở. Còn vợ chồng tui với 5 đứa con ở cái nhà cấp 4 phía trước”.
Cả đàn heo hơn 90 con được ông bà nuôi nhốt trên lầu 1, như lời bà Phương nói, để đảm bảo an toàn cho chúng mỗi khi mùa lũ về. Ông bà đã bỏ ra hơn 100 triệu để xây căn nhà cao hơn 7m so với mặt đất này từ năm 2009.
“Kể từ khi có nhà lầu, mỗi mùa mưa lũ về vợ chồng tui không còn phải lo lắng phải đưa đàn heo và đàn bò chạy lũ, khổ cực trăm bề. Lũ lên nhanh lắm, có chạy cũng không kịp, bò heo gà bị cuốn sạch” - bà Phương kể.
Cả gia đình bà Phương vẫn ở căn nhà cấp 4 phía trước, nhưng đầu tư tiền để xây nhà lầu cho heo và bò ở |
Trận lũ năm 2012, căn nhà này còn là nơi tá túc của hơn 200 con heo mà bà con trong làng gửi tạm.
Không chỉ gia đình bà Phương, người dân sinh sống dọc sông Thu Bồn cũng vay mượn tiền và tích góp để xây dựng nhà lầu cho trâu bò, heo, gà ở.
Cụ Nguyễn Nghi (82 tuổi) thương binh hạng 4, kể: “Mấy năm gần đây, lũ thất thường lắm, nhất là khi các nhà máy thủy điện xả nước bất ngờ”. Vì thế, để có chổ cho đàn bò lai 20 con và đàn heo hơn 40 con, cụ Nghi đã chủ động bỏ ra hơn 100 triệu xây chuồng trại cao tầng vượt đỉnh lũ cho bò và heo ở.
“Đàn heo và bò lai của tui đầu tư hơn 500 triệu đồng, nếu không xây nhà cao tầng lũ về đột ngột trôi mất là trắng tay” - cụ nói.
Cụ Nghi nói vui: “Ở đây bò heo gà sang hơn người, được ở nhà lầu. Còn bà con tui thì ở nhà cấp 4. Nhiều người ở xa về bảo dân quê tui chơi sang. Nhưng thú thiệt là chẳng có gì sang cả. Bởi, trước đây cứ mỗi mùa lũ về là tui cùng vợ và mấy đứa con thức trắng để canh chừng, nay thì yên tâm là chúng an toàn rồi”.
Chủ tịch UBND xã Duy Phước Nguyễn Thận cho biết, đến nay, đã có hơn 100 căn nhà cao tầng được bà con xây dọc sông Thu Bồn để vật nuôi ở tránh lũ, với tổng giá trị đầu tư gần 10 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tố, Trưởng thôn Mỹ Phước, nói thêm: “Nhờ vậy mà suốt mấy năm qua không còn cảnh tư thương ép giá mua rẻ heo bò của bà con mỗi mùa lũ về”.
Tuy nhiên, việc xây nhà cao tầng trong chăn nuôi là tự phát, tự dựng lên, nên liệu chúng có chịu nổi những trận lũ cường độ cao cao từ thượng nguồn về hay không là điều cần phải xem xét.
Con trai bà Phương đang chăm đàn heo nuôi nhốt trên căn nhà lầu |
|
Cầu thang dần lên tầng lầu của nhà cao tầng cho heo bò ở |
Mặt sau của căn nhà lầu cho heo bò ở |
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành