Đang ngồi trên taxi để đến bệnh viện sinh nhưng thai phụ Trần Thị Hồng Điệp đã đau bụng dữ dội khiến người thân hết sức lo lắng hối thúc tài xế đi nhanh.
Bé gái con chị Điệp khỏe mạnh sau khi đẻ rơi trên taxi. |
Nhưng vì kẹt đường nên chưa kịp tới bệnh viện thì người phụ nữ này đã nói trong tiếng thở dốc mạnh: "không kịp nữa, nó ra rồi"….
Đẻ rơi trên taxi
Tuy sức khỏe đã bình phục sau khi hạ sinh trên taxi nhưng chị Trần Thị Hồng Điệp (32 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) và con nhỏ vẫn nằm ở bệnh viện An Sinh (quận Phú Nhuận) để nghỉ dưỡng hậu sản. Trong niềm vui hân hoan khi mà mẹ tròn con vuông, chị Điệp đã kể lại phút giây vượt can trong taxi. Theo người phụ nữ này trong thời gian mang thai, chị Điệp vẫn thường xuyên thăm khám ở những bệnh viện chuyên khoa sinh sản. Các bác sĩ dự đoán chị sẽ sinh vào khoảng ngày giữa tháng 10/2013.
Tuy nhiên, đến khoảng hơn 9 giờ ngày 8/10, chị Điệp đang nằm ở nhà thì đau bụng, có những dấu hiệu sắp sinh. Vì đây là lần thứ 3 chị sinh nên chị biết rằng mình đang chuyển dạ. Vì vậy, chị liền kêu chồng gọi taxi rồi cùng mẹ đi đến bệnh viện sinh con. Khi taxi đón chị cùng người thân để đến nơi sinh cũng là lúc chị bị vỡ ối. Trên đường đi thấy chị Điệp đau dữ dội, người thân hết sức lo lắng hối thúc tài xế đi nhanh hơn. Tuy nhiên đường đông xe nên tài xế taxi không thể chạy nhanh vì sợ gây tai nạn.
Đến khoảng 10h15, thai phụ này đã kêu lên và nói trong tiếng thở dốc mạnh ra "Nó gần ra rồi". Biết không thể kịp được đến bệnh viện như đã định trước, người thân chị Điệp yêu cầu tài xế taxi đến bệnh viện An Sinh (trên đường Trần Huy Liệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM) cách đó chỉ hơn 1km. Lúc này tài xế taxi cũng đàm thoại báo về cho tộng đài thông báo cho phía Bệnh viện. Nhận được tin báo, bác sĩ Huỳnh Thị Trong - Trưởng Khoa Phụ Sản của Bệnh viện An Sinh cùng ê kíp đã ra cổng đợi sẵn. Khi vừa chiếc ô tô vừa tới cổng thì cũng là lúc đứa trẻ lọt lòng mệ. Ngay lập tức các bác sĩ đã thực hiện ngay thao tác xoa lưng cho bé để đứa trẻ sơ sinh khóc. Thấy đứa trẻ khóc thét lên, báo hiệu an toàn và khỏe mạnh. Ê kíp tiếp tục dùng băng ca chuyển mẹ và bé lên phòng hộ sinh để cắt dây rốn, vệ sinh cho cả mẹ và bé. “Lúc đó tôi đau lắm cố chịu đựng để tới bệnh viện nhưng sau đó không còn biết gì nữa đành phải sinh thôi. Nhưng rất may mắn là tôi dễ sinh và khi bé vừa chào đời cũng là lúc được các bác kịp thời chăm sóc. Giờ thì mọi thứ đã quá rồi, tôi rất hạnh phúc khi nhìn thấy con mình được khỏe mạnh…”, sản phụ Điệp giọng mừng rỡ kể lại.
Hiện hai mẹ con bé gái hoàn toàn khỏe mạnh, đứa trẻ cân nặng 3.3kg. Chị Điệp cũng đã hết lo lắng và có thể tiếp bạn bè đến thăm và trò chuyện vui vẻ cùng mọi người. Ông xã chị Điệp cho biết, đây là con thứ 3 của anh chị. Có lẽ do bà xã vốn làm nghề buôn bán ngoài chợ hay vận động đi lại nhiều nên việc sinh nở diễn ra dễ dàng. "Hai bé trước vợ tôi cũng sinh rất dễ", anh này nói.
Theo các bác sĩ khoa Sản của Bệnh viện An Sinh cho biết, đây là lần đầu tiên khoa Sản của bệnh viện này đỡ đẻ luôn trên xe taxi. Dù chị Điệp và con đều khỏe mạnh, tuy nhiên việc đẻ rớt dễ khiến cả mẹ lẫn con gặp một số nguy hiểm."Mẹ có thể rách tầng sinh môn, băng huyết, dễ choáng. Còn em bé có thể bị chấn thương do người nhà không biết cách đỡ đẻ. Ngoài ra do môi trường không đảm vệ sinh nên trẻ có thể bị uốn ván rốn, nhiễm trùng sơ sinh. Nhưng tất cả hai mẹ con sức khỏe đều đã tốt, ngày mai có thể về nhà”, bác sĩ Huỳnh Thị Trong cho biết.
Đẻ rơi vì… tắc đường
Đó là sự vố hy hữu xảy ra cách đây vài tháng trước đối với sản phụ Nguyễn Thị Vân (28 tuổi, ngụ tại thị xã Dĩ An, Bình Dương). Chị Vân chuyển dạ trước ngày dự sinh, trên chuyến taxi đến bệnh viện Từ Dũ do nguyên nhân tắc đường khiến sản phụ này đã đẻ rớt đứa con gái nặng 2,5kg khiến tất cả mọi người bị một phen hú vía.
Trước đó, sáng ngày 2/5 thấy chị Vân chuyển dạ nên gia đình vội gọi xe taxi đưa chị đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) để sinh con. Tuy nhiên từ thị xã Dĩ An đến nơi sinh là một quãng đường vài chục km và tài xế taxi lại không thạo đường nên nhiều lần phải dừng lại hỏi thăm. Vì vậy khi đến khu vực ngã tư Bình Triệu (thuộc địa phận quận Thủ Đức, TP.HCM, cách bệnh viện Từ Dũ hơn 10km) do quá đông người đi làm trong buổi sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ nên đã diễn ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Trong lúc chiếc xe nhích từng mét một để vượt qua “biển người” thì chị Vân liên tục kêu đau gồng mình. Thấy vậy cả tài xế lẫn người nhà đều liên tục trấn an: “Sắp đến rồi, đến rồi, còn một quãng nữa thôi, cố gắng lên nhé” với hy vọng sản phụ sẽ tạm thời “nhịn đẻ”. Thương vợ anh chồng ngồi bên cạnh cố gắng xoa bóp tay chân vợ, mặt nhăn nhó theo những tiếng kêu rên. Lúc này tài xế cũng cố nhấn ga nhích bánh trong dòng xe cộ đang ngổn ngang. Bất ngờ nước ối vỡ ra, rồi ngay sau đó sản phụ thốt lên câu rất nhanh:"Không kịp nữa rồi anh ơi! Nó ra rồi". Đầu đứa bé xuất hiện trong cửa mình của người mẹ, rồi toàn thân đứa trẻ nhanh chóng chui tọt ra ngoài. Đứa bé khóc oang oang trong xe, người nhà vội lấy chiếc khăn mang theo quấn tạm và lau đàm nhớt cho cháu.
Đến khi sản phụ sinh xong, chiếc taxi mới thoát khỏi đoạn đường ùn tắc, tài xế nhanh chóng nhấn ga chuyển mẹ con chị Vân vào bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu cho nhanh hơn. Tại đây, cháu được cắt rốn và thăm khám lâm sàng, sau khi tình trạng của cả mẹ và bé tạm ổn bác sĩ quyết định chuyển cả hai mẹ con sang bệnh viện Từ Dũ để được chăm sóc về chuyên môn. Sản phụ Vân cho biết, đây là lần sinh thứ 4 của chị, ba lần sinh trước các con của chị đều mắc những bệnh lý bẩm sinh, hai trong ba bé đã tử vong nên lần sinh này gia đình chị cẩn trọng gọi taxi đưa đến sinh tại Từ Dũ không ngờ trên đường đi lại xảy ra sự cố.
Sản phụ Điệp (phải) hạnh phúc bên đứa con của mình.
Lời khuyên của bác sĩ cho những ca đẻ rơi
Bác sĩ Vũ Tề Đăng, Phó Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ, các thai phụ vàngười thân trong gia đình cần nắm được kiến thức cơ bản để sơ cứu cho em bé trong tình trạng bị đẻ rơi. Trong hai tuần cuối cùng trước ngày dự sinh các thai phụ không nên đi đâu xa cùng và gia đình phải trong trạng thái sẵn sàng “ứng chiến” để việc sanh nở không bị động. Khi sản phụ chuyển dạ trên taxi, ở nhà, máy bay, tàu hỏa…do không phải môi trường vô trùng nên hai mẹ con đối diện với rất nhiều nguy cơ. Trước tiên, nếu em bé ra đời khi chưa kịp tới bệnh viện, người thân phải lấy một chiếc khăn sạch quấn bé lại. Tiếp đến, ta phải nhanh chóng tìm một cọng dây cột dây rốn của bé để tránh cho bé khỏi mất máu. Tuyệt đối không tự cắt dây rốn cho bé bằng các vật dụng sẵn có vì có thể gây nhiễm trùng cho bé bởi chúng chưa được khử trùng. Ngay sau khi cột dây rốn, bà mẹ và em bé phải được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế sơ cứu, vệ sinh sạch rồi mới tiếp tục đưa lên bệnh viện tuyến trên. Trẻ em bị ngạt khi sinh não thiếu oxy, nặng thì tử vong, nhẹ khi lớn lên cũng chậm phát triển tâm thần vận động, hoặc bại não.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%