Chuyện chưa kể về người phụ nữ khiến Tào Tháo cả đời ân hận
Thứ sáu, 12/07/2013 09:11

Cả cuộc đời lừng lẫy, nhưng Tào Tháo đã phải trăn trở rằng thấy bại lớn nhất của ông là không thể giữ lại được người vợ hiền bên mình.

Phác họa chân dung Đinh thị

Phác họa chân dung Đinh thị

Mối tình ai oán Đinh - Tào

Không có nhiều sử sách viết về mối tình của kẻ gian hùng Tào Tháo với Đinh thị trước khi ông rước bà về làm vợ cả. Tuy nhiên, những câu chuyện kể về tình yêu của Tào Tháo dành cho người vợ này lại nhiều không kể xiết.

Là người phụ nữ đầu tiên bước vào nhà Tào Tháo với tư cách là vợ cả, Đinh phu nhân được nhận khá nhiều ưu ái từ chồng của mình.

Nhiều tài liệu ghi lại cho biết, dù Đinh phu nhân không thể có con nhưng không vì thế mà Tào Tháo sinh ghét bỏ. Mặc khác, kẻ gian hùng vẫn hết sưng cưng chiều và yêu thương vợ mình. Tào Tháo còn để Đinh phu nhân nuôi dưỡng đứa con trai của Tào Tháo cùng một phụ nữ họ Lưu do sinh khó mà chết ngay sau khi sinh.

Mặc dù không phải con đẻ nhưng Đinh phu nhân hết sức yêu thương và chăm sóc đứa con Tào Ngang này. Không những thế, khả năng quán xuyến gia đình, quản lý mọi việc trong nhà chu đáo khiến cho Tào Tháo càng hết mực yên tâm.

Trong trận đánh năm 197, Tào Tháo đem quân đánh Trương Tú tạm thời chiến thắng nhưng lại bị "lật kèo" khiến trở tay không kịp. Sau trận này Tào Tháo thoát chết nhưng mất tướng yêu Điển Vi, con trai Tào Ngang và cháu ruột.

Đến cuối đời Tào Tháo vẫn bị day dứt vì không giữ được vợ yêu (Ảnh minh họa)

Sau khi đại bại. Tào Tháo lập đàn thờ và than vãn: “Ta mất con trưởng và đứa cháu yêu, không thương tiếc là mấy, chỉ khóc thương Điển Vi mà thôi”. Những điều này đến được tai Đinh phu nhân đang trong nỗi đau đớn mất con lại càng trở nên thống khổ hơn. Vì quá đau đớn, Đinh phu nhân đã mắng mỏ Tào Tháo thậm tệ vì việc ông quá vô tâm với nỗi đau mất con. Có lẽ, bà cũng là người phụ nữ đầu tiên dám mắng chửi Tào Tháo trước mặt ba quân thiên hạ.

Cảm thấy bị mất mặt trước thuộc hạ, Tào Tháo bèn quyết định đuổi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng đây lại là quyết định làm ông hối hận cả đời.

Ân hận đến lúc lìa đời

Cuộc đời Tào Tháo có không ít mỹ nhân, cũng không ít trong số đó trở thành vợ của kẻ phong lưu này. Tuy nhiên, chẳng mấy ai khiến Tào Tháo phải day dứt đến tận lúc chết như Đinh phu nhân. Nửa năm sau khi Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ, Tào Tháo nghĩ vợ mình đã nguôi bớt giận liền đi đón về nhưng với bản lĩnh có sẵn  Đinh phu nhân không mảy may xúc động.

Nhiều sử sách ghi lại rằng Tào Tháo đã dùng mọi cách từ ép buộc đến van nài và xuống nước với người vợ của mình nhưng Đinh phu nhân vẫn kiên quyết không trở lại. Dùng mọi cách Đinh phu nhân vẫn không trở lại, Tào bèn quay về dinh phủ và nghĩ rằng vợ mình đã tìm được người khác. Trái ngược hẳn với cá tính của Tào Tháo, nếu bình thường ai đó phản bội mình sẽ nhận kết thúc không mấy lại tốt đẹp. Tuy nhiên, vì thật sự yêu thương người vợ bản lĩnh này nên Tào quyết định cho Đinh phu nhân cải giá.

Tuy nhiên, Đinh phu nhân vẫn sống cùng bố mẹ dệt vải và qua đời bị bạo bệnh. Sau khi Đinh phu nhân mất, Tào Tháo tự tay chọn nơi chôn cất cho người vợ yêu của mình.

Tạm kết

Trong nhiều tài liệu viết về Tam quốc hay cuộc đời Tào Tháo của lịch sử Trung Quốc đều có ghi lại rằng cuối đời khi sắp lâm chung kẻ gian hùng một thời chia sẻ rất nhiều điều trăn trở về người vợ của mình. Tào nói rằng nỗi ân hận lớn nhất cuộc đời ông là để mất đi người vợ yêu Đinh phu nhân và đó là điều ông day dứt đến cả khi chết.

Trang điểm Tam quốc của sử gia Nguyễn Khanh còn ghi chép lại đoạn trăn trở của Tào Tháo:“Nhìn lại trong suốt cuộc đời ta, người khiến ta không nỡ rời xa nhất đó chính là Đinh phu nhân. Ta chưa bao giờ phụ bạc nàng nhưng những sai lầm đã khiến chúng ta không thể như xưa, khiến ta và nàng trở nên xa cách.”

Suy cho cùng, dù là kẻ gian hùng hay người dân áo vải thì trong cuộc đời họ cũng lưu giữ một hình ảnh ai đó mà suốt đời họ không thể nào quên.

Trí Thức Trẻ

Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai

Tag: Đinh thị , Tào Tháo , Thâm cung bí sử , Lịch sử , Trung Quốc , Tam quốc