"Biết bác thường xuyên làm việc và đọc sách, báo nên tui nghĩ rất cần có chiếc gối dựa. Ở nước mình, sau Bác Hồ là đến Bác Giáp được cả đất nước tôn kính".
Cụ Trí Huệ cùng con trai chụp hình với vợ chồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2002. Ở góc trái là chiếc gối dựa cụ Huệ tặng Đại tướng |
Khi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ (chắt nội của vua Minh Mạng) đã mang theo một chiếc gối dựa có 5 lá bọc lớp vải màu vàng mà cụ đã miệt mài may xâu chỉ lòn kim gần một tháng ở tuổi ngoài 80 để tặng Đại tướng.
Mặc dù đã biết hung tin nhưng khi chúng tôi đưa tờ báo có hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở trang bìa, cụ bà 93 tuổi ấy đưa bàn tay gầy guộc lướt trên mặt báo, như muốn khẽ chạm vào Đại tướng lần cuối: “Biết răng rồi chuyện ni cũng tới, nhưng thiệt tình tui không muốn tin…”.
Đó là cụ Công Tôn Nữ Trí Huệ, ở thôn Giáp Đông, làng Hương Cần, xã Hương Toàn, TX.Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Gối vàng 5 lá tặng Đại tướng
Cụ Trí Huệ vốn là người quen biết với cố nhạc sĩ Trần Hoàn. Tháng 12/2002, cụ Trí Huệ cùng người con trai là ông Bùi Quang Thiện ra Hà Nội thăm vị nhạc sĩ này.
Thăm nhạc sĩ xong, cụ Huệ bày tỏ ước mong được đến nhà riêng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cảm khái tấm chân tình của người phụ nữ thôn quê lớn tuổi vượt hàng trăm cây số từ Huế ra Hà Nội, Ban liên lạc Hội đồng hương Thừa Thiên-Huế đã liên lạc với thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp rồi được Đại tướng đồng ý mời mẹ con cụ Trí Huệ đến.
Công Tôn Nữ Trí Huệ là chắt nội của vua Minh Mạng, là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm - một trong nhiều người con của vị vua này.
Từng theo hầu Đức Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) 9 năm nên cụ Trí Huệ rất kỹ càng trong việc may vá. Đặc biệt, cụ Trí Huệ có tài may gối dựa có nhiều lá (nếp gấp) có thể xếp lại hoặc lật ra để dùng gối đầu, gối tay hay để kê vào ghế mà dựa cho êm…
Cụ Trí Huệ cũng đã từng may gối dựa cho vua Bảo Đại và triều thần, nhiều chiếc gối dựa trong số đó hiện còn được trưng bày ở một số di tích tại Huế. “Chiếc gối dựa may cho vua thì ngoài thêu hình rồng phải là gối dựa 5 lá, gối cho hoàng thái hậu, hoàng hậu thì có hình con phụng, gối cho triều thần thì chỉ 4 lá và không thêu hình”, cụ Trí Huệ kể.
Ngày 20/12/2002 là một ngày không thể nào quên với hai mẹ con cụ Trí Huệ. Khi đến thăm Đại tướng, cụ Huệ mang một món quà mà với cụ, không gì quý hơn là chiếc gối dựa có 5 lá bọc lớp vải màu vàng mà cụ đã miệt mài may xâu chỉ lòn kim gần một tháng ở tuổi ngoài 80.
“Biết bác thường xuyên làm việc và đọc sách, báo nên tui nghĩ rất cần có chiếc gối dựa. Ở nước mình, sau Bác Hồ là đến Bác Giáp được cả đất nước tôn kính. Tôn kính không chỉ ở cái tài mà còn ở cái đức độ. Nghĩ rứa nên tui mần chiếc gối dựa tặng cụ. Nhiều bữa đang khâu (may) gối thì cái lưng phát đau muốn đi nằm, nhưng nghĩ cận ngày đi Hà Nội rồi nên cố khâu ráng cho xong”, cụ Huệ nhớ lại.
Ấn tượng của một người hoàng tộc
Cụ Trí Huệ là người phụ nữ có nhiều cái “đặc biệt”. Cụ là người phụ nữ hoàng tộc hiếm hoi còn lại dù tuổi đã cao nhưng rất minh mẫn; là người thợ may đã ngoài 80 tuổi (may tay lẫn may máy, chủ yếu là áo dài truyền thống) nhưng vẫn quyến luyến với nghề. Đặc biệt, cụ cũng là người phụ nữ hoàng tộc “lưu lạc” ở ngoại ô nội thành Huế và rất… nghèo. Cả nhà cụ Huệ sống chủ yếu nhờ vào những bước chân vất vả bán từng tờ vé số của ông Bùi Quang Thiện.
Khi tôi hỏi, cuộc sống vất vả thế tại sao cụ lại nhất thiết phải ra tận Hà Nội thăm Bác Giáp. Cụ Huệ nở nụ cười rồi nói: “Nghèo cũng biết ước mơ chứ…”. Rồi người phụ nữ hoàng tộc ấy lần giở ký ức và kể rằng cụ đã từng gặp Bác Giáp một lần khi còn phụng trực, hương khói ở lăng vua Tự Đức (hoặc lăng vua Minh Mạng).
“Bác Giáp vào thăm lăng, khi mọi người mời bác ngồi vào một chiếc sập thờ trong lăng, bác khoát tay: “Không thể ngồi vào đó được, như thế là bất kính với tiền nhân”.
Nhắc đến chuyện cụ Huệ ra Hà Nội thăm Đại tướng, cụ Huệ lý giải bác ruột mình thì theo vua Thành Thái, thân sinh cụ thì thờ vua Duy Tân. Cả hai do liên quan đến việc kháng Pháp mà người bị xử chết, người bị cầm tù.
Bản thân cụ Huệ, thời kháng chiến chống Mỹ, cụ theo hầu Đức Từ cung 9 năm, phụng trực, hương khói ở lăng vua Tự Đức (cụ Trí Huệ gọi bằng bác) và lăng vua Minh Mạng gần 10 năm.
Lúc nào cụ Huệ cũng tranh thủ những hoàn cảnh thích hợp để giúp đỡ, che giấu các chiến sĩ cách mạng, hậu quả là từng phải hai lần vào nhà lao.
Đóng góp của cụ Trí Huệ sau này được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tặng bằng khen và Huy chương vì sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước hạng nhất, hạng nhì.
“Lúc chia tay mẹ con tui, bác Giáp nói là bác rất vui khi biết tui và gia đình có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung. Bác còn cảm ơn về chiếc gối, khen tui khéo tay. Có lẽ đó là kỷ vật cuối đời của tui làm tặng một người lãnh đạo...”, cụ Trí Huệ nói, khóe mi ướt nhòe nhưng đôi mắt vẫn không rời di ảnh của Đại tướng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%