Nơi đây từng gắn liền với chuyện tình nổi tiếng, đẹp và say đắm của chàng thương gia, công tử người Việt tên Huỳnh Thủy Lê và cô gái Pháp Marguerite Duras…
Giữa miền sông nước Cửu Long, có một đô thị thuộc loại cổ kính, lâu đời nhất ở Tây Nam Bộ đang vươn mình thành một thành phố hoa |
Chuyện tình Việt - Pháp ở vùng “sông sâu nước chảy”
Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí nói Sa Đéc (Đồng Tháp) là vùng “lưu thông quán khái” (sông sâu nước chảy), đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền hai miền Tiền và Hậu Giang. Là một thị xã lâu đời, được hình thành gần như cùng lúc với Sài Gòn và cũng là 1 đô thị vệ tinh của Sài Gòn trước đây. Lần hồi, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, “Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương và vùng lân cận, rồi dùng phương tiện vận tải thủy, chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này mang về bán phục vụ cho địa phương”… Đặc biệt, “thương hiệu” Sa Đéc càng thêm nổi tiếng lan tỏa trong và ngoài nước qua chuyện tình của chàng trai người việc và công gái Tây hồi những thập niên đầu thế kỷ trước. Những ai từng đọc tiểu thuyết nổi tiếng đoạt giải giải Gouncourt “Người tình” của nữ văn sĩ Marguerite Duras, hoặc từng xem bộ phim chuyển thể mang tên L'Amant, ít nhiều đều biết rằng, tác giả đã khắc họa chính chuyện tình của mình với chàng trai người việt Huỳnh Thủy Lê.
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê nơi lưu dấu thiên tình sử của chàng trai Việt với nữ văn hoà Pháp
Ở thời điểm những năm 30 của thế kỷ trước, chuyện chàng trai Việt yêu cô gái Tây gần như là một điều gì đó không tưởng. Với cha mẹ và các anh của Marguerite Duras, Huỳnh Thuỷ Lê chỉ là một thanh niên bản xứ của một nước thuộc địa, không hơn không kém, không xứng với gia đình trí thức “đại quốc”. Còn với gia tộc họ Huỳnh, nhà Marguerite Duras chỉ là dân “trí thức nhà nghèo” so về môn đăng hộ đối thì hoàn toàn chênh lệch. Vì vậy có thể nói mối tình của họ được thấy trước là “không có tương lai”. Mấy năm gắn bó, cuối cùng, công tử họ Huỳnh đã chọn giải pháp an toàn là cưới người đã được hai bên gia đình lựa chọn, sắp đặt.
Huỳnh Thủy Lê đã không đủ can đảm nói thật với người tình mà chỉ lẳng lặng chia tay, không gặp lại cô gái người Pháp. Sau khi bặt tin của người yêu, cô cũng chuẩn bị theo mẹ cô về Pháp. Bà Marguerite Duras trở về Pháp, sau đó trở thành văn sĩ nổi danh. Những năm cuối đời, hồi ức về mối tình xưa đã khiến bà cầm bút viết Người tình. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình được xuất bản, gây tiếng vang và đoạt giải thưởng danh giá Goncourt, sau đó được biết đến trên toàn thế giới, dựng thành phim...
Cô gái Sa Đéc bên vườn hoa đang khoe sắc đón chào năm mới
Thành phố ngàn hoa giữa miền sông nước
Ngày nay, rất nhiều người dân, đặc biệt là du khách trong và ngoài nước biết đến Sa Đéc như là một trong những vương quốc hoa kiểng lớn nhất ở Việt Nam, có tuổi đời hơn 100 năm. Ông Bùi Ngọc Ẩn, thư ký Hội sinh vật cảnh TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Làng hoa này có quy mô hơn 350 ha, tập trung chủ yếu tại 2 xã Tân Quy Đông và Tân Khánh Đông với gần 2000 hộ làm nghề; đặc biệt nơi đây đang “sở hữu” tới 2000 chủng loại hoa, kiểng. Năm 2013, tổng giá trị sản phẩm từ làng hoa mang lại gần 200 tỷ đồng, chiếm hơn 35% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố. Nhờ sự khéo léo của người trồng hoa, chăm hoa; nhờ khí hậu thích hợp, hoa Sa Đéc đẹp có tiếng. Hoa Sa Đéc được xuất đi các tỉnh thành và cả sang Lào, Campuchia và Trung Quốc”.
Nghê nhân làng hoa Sa Đéc chăm sóc hoa trước khi đưa đi các tỉnh tiêu thụ trong dịp Tết
Vào làng hoa Sa Đéc bất cứ tháng nào, du khách đều có cảm giác như lạc vào thế giới của màu sắc và hương thơm kỳ ảo. Thược dược; tú cầu; lan; cau bình rượu; mai chiếu thủy; tùng Nhật; vạn thọ Pháp; hoa dâm bụt vàng, đỏ, tím; ớt kiểng; mãn đình hồng; cúc kim... có mặt khắp nơi, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Nhưng nhiều nhất về số lượng, chủng loại ở đây chính là hoa hồng. Dường như các nàng hồng kiêu sa, lộng lẫy nhất đều đã tụ hội về đây. Đặc biệt, Làng hoa Sa Đéc đang tất bật với Hội hoa xuân chào mừng Sa Đéc vừa được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Hiện Sa Đéc đang xây dựng Đề án phát triển trở thành thành phố hoa trong tương lai. Để đón mừng sự kiện này, các nghệ nhân làng hoa kiểng Sa Đéc sẽ trình làng giỏ hoa tươi ấn tượng, vượt giỏ hoa được công nhận kỷ lục Việt Nam vào năm 2013. Giỏ hoa này cao 15,2 m, bề mặt rộng 16 m, được ghép từ 2.200 chậu hoa tươi và 10 tấn thép làm khung.
Vận chuyển Hoa đưa đi các tỉnh tiêu thụ
Chủ tịch UBND TP.Sa Đéc Phan Văn Nhiều khẳng định: Để từng bước phát triển thành phố hoa theo hướng bền vững, địa phương đang quy hoạch vùng sản xuất hoa kiểng theo quy mô lớn, vận động nhà vườn hình thành các điểm dừng chân, đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm, ăn uống, giải trí của du khách... Ngoài ra, Sa Đéc sẽ đầu tư xây dựng đường giao thông, cầu tàu cặp bờ kè sông Tiền để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền du lịch neo đậu; phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn; xây dựng trạm dừng chân ở trung tâm làng hoa thuộc xã Tân Khánh Đông để du khách thưởng ngoạn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?