40 năm kể từ khi chiến tranh chấm dứt tại Việt Nam thế nhưng biết bao con người vẫn đang phải sống trong nỗi đau mà chất độc màu da cam để lại.
|
Nhiếp ảnh gia của tờ Reuters Damir Sagolj đã ghé thăm Việt Nam để gặp lại những
nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt.
Quang cảnh tại sân bay Đà Nẵng nơi quân đội Mỹ từng rải chất độc màu da cam làm rụng lá cây rừng nhằm tàn phá những nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng. 40 năm sau, giờ đây, khu vực này cuối cùng cũng đã được chính quyền và người dân khử độc.
Đại diện Hội Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam (VAVA) cho biết trên Reuters rằng, hơn 4,8 triệu người dân Việt Nam đã phơi nhiễm với loại chất diệt cỏ độc hại và hơn 3 triệu người trong số đó đã nhiễm phải những căn bệnh chết người.
Mặc dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ thế nhưng giờ đây rất nhiều trẻ em vẫn phải chịu
ảnh hưởng của chất độc màu da cam do thế hệ ông, cha từng trực tiếp
phơi nhiễm với loại chất độc này.
Ông Le Van Duan, 1 cựu chiến binh Việt Nam, là người đã bị phơi nhiễm trực tiếp với loại hóa chất diệt cỏ được rải ra từ máy bay của quân đội Mỹ. Trong khi ông chia sẻ câu chuyện của mình với phóng viên Reuters, 2 đứa cháu của ông đang ngơ ngác uống sữa. Cả 2 đứa trẻ đều bị khuyết tật bẩm sinh do nhiễm chất độc màu da cam.
Trong 1 ngôi làng nhỏ ở Thái Bình, chị Doan Thi Hong Gam (38 tuổi) đang kéo tấm chăn mỏng trùm kín khi người lạ đến gần căn phòng riêng. Chị đã phải sống cách ly khi mới lên 16 tuổi do những biến chứng về tâm thần. Bố của Hong Gam, 1 cựu chiến binh nằm ở căn phòng bên cạnh. Sức khỏe của ông hiện đang suy yếu nghiêm trọng do ảnh hưởng của chất độc màu da cam.
Cựu chiến binh Do Du Diu ngồi giữa khu mộ tập thể của 12 đứa con, những nạn nhân thiệt mạng ngay sau khi chào đời do mắc dị tật bẩm sinh. Một số con gái của ông mặc dù đã may mắn sống sót nhưng hiện giờ tình hình sức khỏe của họ rất yếu. Ông Diu cũng từng là nạn nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ loại chất diệt cỏ chết người. Suốt 20 năm liền, ông và vợ đã cố gắng để sinh được 1 người con khỏe mạnh. Thế nhưng, từng đứa con cứ thế ra đi do bị khuyết tật. Họ chỉ biết về ảnh hưởng của chất độc da cam khi đứa trẻ thứ 15 chào đời.
Lai Van Manh, người bị khuyết tật cả về thể chất lẫn tinh thần do nhiễm chất độc màu
da cam, đang nằm ở nhà riêng tại Tường An, tỉnh Bình Định.
Quay trở lại Đà Nẵng, nhiếp ảnh gia người Anh ghé thăm đôi vợ chồng trẻ sống gần sân bay Đà Nẵng từ cuối thập niên 1990. Khi mới đến, người chồng thường bắt cá, ốc và hái rau quanh con sông về làm thức ăn. Họ không biết rằng mọi thứ đã bị nhiễm dioxin từ con sông và ao hồ xung quanh sân bay. Con gái của họ chào đời năm 2000 nhưng khi lên 7 tuổi, em đã qua đời vì sức khỏe suy kiệt. Năm 2008, cặp vợ chồng trẻ tiếp tục sinh con trai, thế nhưng đứa trẻ cũng đang phải chịu những dị tật giống chị.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?