Sau nhiều tranh cãi của dư luận và “trầy trật” về thủ tục ban hành, cuối cùng Thông tư 06/2013 cũng được Bộ Khoa học, Công an và Giao thông ký ban hành.
Lãnh đạo cục QLTT hướng dẫn dân nhận biết MBH đảm bảo chất lượng |
Nội dung trong Thông tư được nhiều người quan tâm là qui định về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đối với chiếc mũ trên đầu của mình.
Thông tư qui định các đối tượng này phải đội mũ theo đúng qui định của pháp luật, tức là mũ phải có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ và quai đeo; đã được chứng nhận hợp quy, công bố phù hợp qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2: 2008/BKHCN; được gắn dấu hợp qui CR, ghi nhãn hàng hóa theo qui định.
Ngoài ra, mũ của người điều khiển, người ngồi trên xe còn phải cài quai mũ theo đúng qui định: “Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm. Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu”.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa mũ bảo hiểm ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo qui chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo qui định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy CR. Các dấu hiệu, hành vi trái với các quy định này sẽ bị xử lý hành chính.
Có thể nói, qui định hướng dẫn xử phạt các hành vi cụ thể nêu trên đã giải đáp đòi hỏi của dư luận thời gian qua về việc phải xử lý hành vi của những người sản xuất, bán mũ bảo hiểm kém chất lượng, chứ không phải xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng mà dư luận quan tâm thời gian qua chưa bị phạt sau khi thông tư có hiệu lực vào 15/5/2013 tới đây. Bởi vì, qui định đang có hiệu lực của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012) chưa hề quy định hành vi này.
Tại điểm i, khoản 3 Điều 9 Nghị định 71 mới chỉ quy định xử phạt hai hành vi: không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định. “Sẽ phải chờ sửa đổi Nghị định 71, xem có bổ sung hành vi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng không thì mới phạt được”, một thành viên soạn thảo văn bản này giải thích.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?