Chồng mất, con thơ, lại phải đối mặt với cảnh bị mẹ chồng đuổi để chiếm toàn căn nhà, tôi có nên buông xuôi tất cả, bỏ lại những người tàn nhẫn tôi vẫn gọi mẹ chồng.
|
Chồng mất, con thơ, lại phải đối mặt với cảnh bị mẹ chồng đuổi để chiếm toàn căn nhà, tôi có nên buông xuôi tất cả, bỏ lại những người tàn nhẫn tôi vẫn gọi mẹ chồng, em chồng kia không?
Tôi và anh học chung giảng đường rồi nên duyên vợ chồng. Saungày cưới, tôi về nhà anh sống cùng bố mẹ và chú em chồng. Không lâu sau đó, chú ấy cũng kết hôn. Nhà vốn chật chội lại thêm người, mà ai cũng cần chút không gian riêng. Chúng tôi là anh chị nên cũng không nề hà nhường hai em phòng ngủ của mình, dọn sang phòng khác nhỏ hơn không có cửa đóng then cài.
Sống mãi cảnh bất tiện ấy, bố mẹ tôi bên nhà cũng thương nên cho chúng tôi 200 triệu, cộng thêm 400 triệu vợ chồng tôi tích góp được để xây lại căn nhà cho thoải mái hơn. Tuy nhà và đất vẫn đứng tên bố mẹ chồng nhưng tôi nghĩ, chồng tôi là con trưởng, khi bố mẹ chồng già qua đời thì căn nhà cũng là của vợ chồng tôi. Vì thế tôi và anh đều không tính toán gì.
Chuyện nhà cửa xong xuôi, vợ chồng tôi cũng đón con đầu lòng trong niềm vui khôn xiết. Nhưng hạnh phúc ngắn ngủi được 3 năm thì tai họa ập tới khi chồng tôi bị tai biến rồi nằm liệt giường. Nhìn anh, nước mắt tôi chỉ trực trào mà phải kìm nén để động viên, chăm sóc anh. Sau 4 tháng chạy chữa, anh không qua khỏi và rồi anh rời xa mẹ con tôi.
Chuyện khiến tôi thấy xót xa trong lúc chăm anh ốm liệt giường là bố mẹ vàem chồngchẳng mấy khi quan tâm chăm sóc. Bình thường trong cuộc sống, vợ chồng tôi luôn chu toàn việc làm con. Nhưng bố mẹ chồng dường như có ác cảm với chồng tôi, sẩy có chuyện gì đều mắng mỏ anh. Đến lúc anh ốm đau, họ cũng chẳng trông anh lấy một ngày khiến tôi có cảm giác anh không phải con đẻ của ông bà.
Chuyện khiến tôi thấy xót xa trong lúc chăm anh ốm liệt giường là bố mẹ
và em chồngchẳng mấy khi quan tâm chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Ngày đưa tang anh, bố mẹ chồng tôi chỉ buồn đôi chút, còn vợ chồng em chồng thì chẳng tỏ vẻ gì cả. Tôi chưa từng chứng kiến nhà nào lại thờ ơ vô tình với người con, người anh vừa mất như vậy.
Chưa kịp quen với cảnh mãi mãi không còn chồng bên cạnh,mẹ chồng và em chồng đã toan tính đẩy mẹ con tôi về nhà ngoại. Mẹ chồng bảo giờ chồng tôi đã mất, bà giải trừ quan hệ mẹ chồng con dâu với tôi. Tôi có muốn đi lấy chồng mới thì đi, không thích nuôi con thì để con ở đây bà nuôi. Còn muốn mang theo con thì mang, bà không bắt ép.
Cuộc đời không ai nói trước được điều gì, nhưng bổn phận và tình nghĩa với chồng tôi muốn giữ trọn. Vì thế, tôi nói với mẹ chồng rằng muốn để tang chồng hai năm rồi mới tính tính tiếp. Mẹ chồng tôi liền lạnh lùng: "Muốn để tang thì về nhà ngoại mà để. Giờ vợ chồng thằng T. (em chồng tôi) sắp có con, cô mặt mày ủ rũ không tốt cho chúng nó!".
Tôi choáng váng với lời mẹ chồng nói. Rõ ràng căn nhà này được xây hoàn toàn bằng tiền của vợ chồng tôi và bố mẹ tôi cho. Hồi xây nhà, em chồng không đưa lấy một đồng vì em ấy bảo, sau nhà là của anh chị, vợ chồng chú ấy chỉ sống nhờ một vài năm góp tiền mua nhà mới.
Vậy mà bây giờ bà nhẫn tâm đuổi mẹ con tôi khỏi nhà để vợ chồng chú em sống thoải mái hơn. Lòng tôi quặn thắt vì chồng mất, con thì nhỏ dại, giờ lại thêm chuyện sắp không còn nhà để về vì những người thân tôi vẫn gọi “mẹ chồng”, “em chồng”.
Chồng không còn nữa, số tiền đó âu cũng là phù phiếm song tôi thực sự xót xa,
phẫn nộ vì lòng tham vô đáy và sự vô tình của họ. (Ảnh minh họa)
Tôi có nói lại với bà về số tiền xây nhà, mẹ chồng tôi cau có mắng: "Tiền là con trai tôi làm ra, cô góp được mấy đồng mà kể lể. Mấy đồng bố mẹ cô cho thì cũng coi như tiêu hết trong mấy năm qua rồi. Giờ chồng cô mất, cô lại muốn chiếm tài sản nhà chồng à?".
Biết chuyện, bố mẹ đẻ bảo tôi về nhà sống, không cần xót số tiền hay lưu luyến gì gia đình bên đó nữa. Nhưng con gái đã lấy chồng như tôi chưa báo hiếu được bố mẹ, ông bà còn phải giúp đỡ thêm, sao tôi có thể mang con về dựa dẫm được đây.
Chồng không còn nữa, số tiền đó âu cũng là phù phiếm song tôi thực sự xót xa, phẫn nộ vì lòng tham vô đáy và sự vô tình của họ. Nhưng chẳng lẽ cứ để họ hưởng tất cả công sức thành quả của vợ chồng tôi như vậy? Các bạn hãy cho tôi lời khuyên để thoát khỏi tình cảnh này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?