Theo kết quả khảo sát hơn 5.000 phụ huynh đưa con đi thi và thí sinh dự thi tuyển sinh đại học 2013, thương hiệu và uy tín của trường đại học.
Có khoảng 60% thí sinh chọn trường dự thi qua kênh tư vấn của các phương tiện truyền thông - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
chọn trường. Đây là kết quả từ đề tài luận văn thạc sĩ “Cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng chung cho các trường đại học” do Lê Thị Hà Giang, học viên cao học Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), thực hiện.
Các chương trình tư vấn quyết định gần 60% việc chọn trường của thí sinh
Số liệu khảo sát thí sinh thi vào 22 trường ĐH tại TP.HCM vừa qua cho thấy 86,3% thí sinh chọn trường để thi xuất phát từ uy tín và thương hiệu của trường. Lý do thứ 2 là trường có ngành học yêu thích (76,5%), kế tiếp là ngành học có điểm chuẩn các năm vừa qua phù hợp với năng lực thí sinh (74,8%)… Đáng chú ý là việc chọn trường theo trào lưu, theo nhóm bạn đến 17,7%.
Đối với phụ huynh, 70,8% đồng ý cho con chọn trường ĐH do uy tín và thương hiệu của trường. 30,4% phụ huynh quan tâm đến học phí. Có 17,2% phụ huynh đồng ý cho con chọn trường thi theo nhóm bạn, 16,5% để con chọn trường vì trường có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao, ít bị thôi học.
Trong số các kênh thông tin ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn là tài liệu quan trọng nhất (75,4%). Tiếp theo đó là do người thân, bạn bè giới thiệu (60,7%). Các chương trình tư vấn trước mùa thi, truyền hình, báo chí… vẫn chiếm vị trí khá quan trọng, đến 59,2%. Sự tiếp cận của các trường trực tiếp đến trường THPT của thí sinh chỉ chiếm 24,1%.
Đánh giá về mức độ hiểu biết đối với trường dự thi (theo thang điểm tăng dần từ 1 đến 5), cơ sở vật chất là yếu tố mà thí sinh tìm hiểu nhiều nhất (3,09 điểm). Tiếp sau đó mới là mức học phí phù hợp (3,08 điểm).
Thí sinh hoàn toàn chủ động chọn trường
Trả lời câu hỏi “có tư vấn hay nhờ người tư vấn cho con trong việc chọn trường dự thi?”, có đến 91,2% phụ huynh cho biết do con họ tự chọn, cha mẹ bàn bạc cùng con lựa chọn. Đây là kết quả khá tích cực cho thấy thí sinh đã chủ động hơn trong việc lựa chọn trường thi, không phụ thuộc nhiều vào phụ huynh như trước đây.
Đánh giá mức độ hiểu biết của phụ huynh và thí sinh về thông tin trường dự thi, thông tin về việc dễ kiếm việc làm sau khi ra trường được cả phụ huynh và thí sinh chú trọng hàng đầu trong việc lựa chọn trường thi. Đánh giá theo thang điểm tăng dần từ 1 đến 5, mức độ hiểu biết của phụ huynh về vấn đề này có điểm cao nhất (3,19). Hiểu biết của thí sinh về việc làm sau khi tốt nghiệp cũng đạt mức điểm 3,04.
Không nhiều phụ huynh hiểu về thông tin học phí, cơ sở vật chất của trường con em mình thi vào. Chẳng hạn, chỉ 18,9% phụ huynh biết rõ về học phí, 14,8% hiểu biết cơ sở vật chất của trường.
Theo tác giả đề tài, kết quả này là kênh thông tin giúp các nhà nghiên cứu phân tích được đâu là những yếu tố có tác động đến việc thí sinh chọn trường dự thi từ đó xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực đầu vào của các trường ĐH. Từ đó, thí sinh và phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quát rõ ràng về trường ĐH mà mình muốn dự thi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?