2h sáng, khi màn đêm buông mành và giấc ngủ vẫn còn đang bao trùm trên các con phố Hà Nội, những gánh hoa từ khắp mọi nơi đổ về chợ hoa đêm Quảng Bá, Tây Hồ.
Chợ hoa sớm trong ánh đèn mờ ảo |
Ồn ào và tấp nập, những người bán hoa tươi tập trung về chợ hoa đầu mối này. Từ trên đê nhìn xuống khu chợ, san sát những gian hàng hoa trong ánh đèn đường lúc mờ lúc tỏ và ánh đèn pin loang loáng của người mua.
Chơi hoa là một thói quen, và cũng là một văn hóa của người Hà Nội. Đến Hà Nội mà chưa đi chợ hoa đêm là bỏ qua một nét văn hóa rất đặc sắc của đất và người Tràng An.
Mỗi buổi chợ được chia làm hai phiên rõ rệt. Từ 2h đến 4h sáng là thời gian của những người trồng hoa đến bán buôn. Những bông hoa đủ độ lớn, độ nụ được cắt lên từ chiều, bọc cẩn thật và đem ra chợ bán buôn. Sau 4h sáng, chợ bán hoa cho người buôn gánh bán rong, người đến chơi chợ hoa hay các chủ cửa hàng hoa.
Hoa ở phiên sau có giá cao hơn hẳn phiên chợ trước. Người bán hàng rong luôn chọn lựa rất tỉ mỉ. Người chủ quầy hàng chọn lựa nhiều loại hoa phong phú. Còn những người đến chơi chợ thường là để hưởng cảm giác thú vị khi ngắm nhìn những cánh hoa vẫn còn đang run rẩy trong sương sớm, rồi mãi sau mới chọn cho mình một bó hoa đẹp nhất.
Trong chợ, hoa nằm khắp nơi, trong những chiếc xô đơn giản, trên yên những chiếc xe máy cũ kỹ hay những sạp hàng bằng tre. Hoa hồng mềm mại những cánh thơm, run rẩy trong sương sớm, những cánh hoa lưu ly rung rinh, muôn hoa thơm ngát cả vùng chợ.
Những giỏ hoa rực rỡ theo mùa.
Mỗi mùa, chợ lại rực rỡ những sắc hoa khác nhau. Ngày Tết là thời gian chợ hoa đêm nhộp nhịp nhất, chợ hoa đầy ắp những cành đào, bó lay ơn, thược dược và vilolet. Mùa hè thơm ngào ngạt hương sen hay trắng ngần hoa loa kèn. Mùa thu rực rỡ sắc hoa cúc vàng, hoa thạch thảo, lưu ly và mùa đông là những bông hoa hồng hay cẩm chướng. Trong cả bốn mùa hoa ấy, không bao giờ thiếu hoa hồng.
Chợ hoa đêm có sự hiện diện của hầu hết những điểm trồng hoa nổi tiếng như Tây Tựu, Từ Liêm, Mê Linh và cả những miền xa như Đà Lạt hay thậm chí hoa Trung Quốc, Hà Lan... Ngoài những loài hoa từ lâu đã có trong các phiên chợ như hoa cúc, hoa hồng, hoa thạch thảo, hoa đồng tiền, nay chợ còn có thêm nhiều hoa khác như hoa ly, hoa diên vỹ, hoa phi yến, hoa tuylip...
Trong chợ, người ta không chỉ bán hoa mà còn có các phụ kiện như giỏ hoa, xốp cắm, ruy băng, giấy bọc hoa, dây thép cùng nhiều loại lá đi kèm giúp cho việc cắm hoa được dễ dàng.
Rạng sáng, hoa đã được chọn xong, người bán hoa lại gánh gồng trên khắp các phố. Những chiếc xe đạp chở đầy hoa toả về các con đường sớm mai, ngang qua những cụ ông tập thể dục sớm ven hồ Tây lộng gió, ngang qua những hàng quà sáng lục tục dọn hàng… Thành phố thức giấc ngỡ ngàng trong vẻ đẹp của hoa.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%