Không biết những khu chợ bán hàng “độc” duy nhất là chim rừng ấy hình thành từ lúc nào, chỉ biết ở đó có những bà, những chị, những cô trẻ măng.
Chợ bán hàng “độc” là chim |
Mua chim... đi anh!
Chợ hàng “độc” chỉ bán duy nhất một mặt hàng chim rừng để nuôi làm cảnh tụ tập trên vỉa hè đường Nguyễn Hữu Thọ, cạnh bệnh viện Quân y 17, thuộc phường Hải Châu, TP Đà Nẵng. Đây có thể nói là chợ bán hàng “độc” là chim lớn nhất Đà thành từ trước đến nay mà tôi thấy.
Vừa dựng xe bên vỉa hè, 3 cô gái không biết trẻ hay già, xấu hay đẹp do choàng khăn kín mặt để chống nắng chạy ra đon đả mời chào: “Mua chim đi anh. Anh thích loại chim nào? Chim to, chim nhỏ, chim mới ra ràng... loại chi cũng có, miễn là anh thích!”.
Gánh hàng bán chim của các cô, các chị trên vỉa hè Đà thành
Thấy khách lạ, mấy chú chim nhảy tứ tung trong chiếc lồng sắt hình vuông. Chị bán chim hỏi: “Anh mua loại chim nào? Chào mào, sáo sậu...? Ở đây, chị em tui bán đủ tất cả các loại chim. Anh thích con nào thì cứ chọn tui bán mở hàng giá rẻ cho...”.
Thấy tôi săm soi những chú chim rừng và lấy máy ảnh ra chụp, mấy chị bán chim tưởng tôi là kiểm lâm hay nhà báo đi kiểm tra chợ chim tụ họp trên vỉa hè này, nên bấm nhau cảnh giác. Một chị bán chim bên cạnh lên tiếng than thở: “Chụp chi nhiều rứa anh hè. Tụi em dân quê không việc làm nên mới đi bắt chim chở ra đây bán kiếm tiền nuôi con mà...”.
“Ở quê mùa nắng không biết làm chi kiếm tiền nuôi con ăn học, nên mấy ông chồng tranh thủ lên rừng bắt chim, còn chị em tụi tui chở ra phố bán. Khổ lắm anh à, mấy ngày ni bị đuổi hoài bán đâu có được...”. Chị bán chim tên Phương kể khổ khi tôi hỏi tại sao chủ các hàng bán chim toàn là đàn bà, con gái? Thì ra các cô, các chị đi bán chim - là thứ mà những người chồng săn bắt được sau nhiều ngày đêm lặn lội ở rừng sâu.
Phố hàng chim ở Đà Nẵng
Hầu hết những chủ hàng chim bày bán trên vỉa hè hay chở lang thang khắp các nẻo đường phố Đà Nẵng chủ yếu là dân quê Quảng Nam. Nhiều chị bán chim than thở về cảnh đoạn trường của nghề bán chim. Nhưng cũng nhờ nghề này, nhiều gia đình có của ăn, của để, nuôi con ăn học đàng hoàng.
Giàu nhờ chim
Với 4 sào ruộng khoán nước trời, nhưng 7 người trong gia đình anh Lê Lâm ở Quế Châu, huyện Quế Sơn, Quảng Nam vẫn sống sung túc đủ đầy. So với nhiều gia đình ở mảnh đất khó nghèo này, gia đình anh Lâm thuộc hàng “đại gia” của làng.
Nhiều người đến tìm mua chim
Hỏi bí quyết làm giàu, anh Lâm bảo chẳng có chi, chỉ khá hơn bà con hàng xóm ở vùng đất khó là quý lắm rồi. Bí quyết để đủ ăn, nuôi con ăn học đàng hoàng, theo tiết lộ của vợ chồng anh Lâm, là nhờ... chim!
Anh Lâm kể, nhà có 4 sào ruộng nước trời, nuôi thêm mấy con heo, anh giao cho vợ. Mình anh quanh năm suốt tháng ở trên rừng đi bắt chim về cho vợ tranh thủ chở ra Đà Nẵng bán kiếm tiền.
“Cách đây chục năm, chim rừng nhiều vô kể, nào chào mào, sáo sậu, chích choè về vườn nhà anh làm tổ đẻ con... chẳng ai thèm bắt. Tôi nhặt được chú chim chích choè bị rơi từ tổ xuống đất đem về nuôi. Khi lớn, con chim hót rất hay. Bỗng một hôm có người bạn từ Đà Nẵng đến chơi, thấy con chim nên chết mê, chết mệt năn nỉ tôi bán và mua cho bằng được” - anh nói.
Anh bảo nếu thích thì cứ lấy, cho bao nhiêu thì tuỳ! Người bạn mua được con chim quý nên mời anh ra quán nhậu một trận tẹt ga rồi còn nhét vào túi anh cục tiền.
“Lúc bạn nhét cục tiền vô túi sau khi chào từ biệt lên xe về Đà Nẵng, tui cứ nghĩ cục tiền lẻ. Về nhà, bà vợ tui trố mắt kinh ngạc khi đếm đi đến lại được 5 triệu đồng - thời đó tương đương 1 cây vàng. Tui không tin con chim chích choè tui nhặt đem về nuôi lại có giá cao như vậy. Kể từ đó tui nghĩ mình đi bắt chim rừng nuôi đem bán, và nghề chim đến với vợ chồng tui cũng được hơn 7 năm rồi... ” - anh Lâm tâm sự.
Bắt đầu từ con chim đầu tiên bán được tiền triệu ấy, vợ chồng anh Lâm bám theo nghề săn bắt, nuôi và buôn bán chim rừng. Bất kể ở đâu có tổ chim mấy đứa trẻ tìm được là anh đến hỏi mua cho bằng được về chăm sóc rồi đem bán.
Anh bảo chim rừng có nhiều loại, đắt nhất là chích choè than, khướu, sáo sậu, hoạ mi (chim chiền chiện). Để bán được giá, anh phải cất công đi săn tìm chim non đem về nuôi tập hót rồi mới đem bán. Còn nếu săn được chim mẹ thì giá thấp hơn.
Từ nghề săn chim và bán chim cảnh này, anh Lâm tiết lộ mỗi tháng anh kiếm cũng được hơn 15-20 triệu đồng. Nếu trúng mánh, săn được chích choè than, hay khướu con đem về nuôi đến khi biết hót thì vô giá. Tuỳ khách mua, nếu họ thích có con hơn chục triệu đồng.
Nhiều nông dân vùng quê khó nghèo ở các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn trở thành “đại gia” làng nhờ chim.
Thành “râu” - một “đại gia” chim chốn Đà thành nói rằng nghề nuôi chim, buôn chim này cũng lắm công phu. Để kiếm được tiền nhờ buôn chim việc đầu tiên phải biết chơi chim và mê chim. Đó là bài học đầu tiên khi tôi lọ mọ tìm hiểu và tham gia vào thế giới của “đại gia” chim nơi đất Đà thành này.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%