Tình trạng luộm thuộm, yếu kém trong phòng cháy, chữa cháy ở các chợ trong cả nước đã là nguyên nhân của nhiều vụ cháy chợ và đang tiếp tục đe doạ hàng ngàn hộ tiểu thương ở các chợ.
|
Vụ cháy ở Quảng Ngãi là một ví dụ. Song, dù đã có những hồi chuông báo động, nhưng nó vẫn chưa đủ cảnh tỉnh ý thức của người dân lẫn ngành hữu quan trong việc ứng phó với bà hoả.
Hệ thống điện chằng chịt ngay sát hàng hoá dễ cháy...
Các tỉnh ĐBSCL đã là điểm nóng về cháy chợ với gần 10 vụ trong năm qua. Hầu hết các vụ cháy chợ đều rất thảm khốc, vì chợ đã cháy thì rất khó chữa. Những hộ tiểu thương xui rủi có hàng trong chợ bị cháy thường trở nên trắng tay, rơi vào nghèo khó. Còn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dù chỉ ghi nhận một vài vụ cháy không lớn trong năm qua, nhưng nguy cơ cháy vẫn luôn thường trực, đe doạ thiêu đốt những khối tài sản lớn - nhiều khi là toàn bộ vốn liếng của tiểu thương.
và mật độ hàng ken đặc trong các chợ chính là một trong những nguyên nhân gây cháy. Ảnh: ĐBSCL
Những vụ cháy kinh hoàng
Cách đây chưa tới 1 tháng, ngày mùng 1 Tết Nhâm Thìn (24.1.2012), chợ Phú Tân (huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã bất ngờ bốc cháy, thiêu rụi 6 sạp và 3 căn nhà liền kề, thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng. Trước đó 6 ngày, tại huyện Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) chợ Mỹ Quới bỗng bốc cháy, thiêu rụi toàn bộ 30 sạp bán hàng trong chợ. Trước đó vài tháng, vào tháng 10.2011, chợ Định An (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cũng bị bà hỏa ghé thăm thiêu rụi 53 sạp hàng.
Trước đó nữa, vào ngày 26.7.2011, cả khu chợ Tân Bình Thạnh (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) trong chốc lát đã biến thành tro... Đất Tây Đô cũng “góp” một vụ cháy chợ vào tối 29.12.2011, làm 12 sạp chợ An Khánh (phường An Khánh, quận Ninh Kiều) ra tro. Trước đó, TP.Cần Thơ cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ làm điêu đứng hàng trăm hộ tiểu thương, mà điển hình là vụ cháy chợ trung tâm TP.Cần Thơ, chợ An Nghiệp (quận Ninh Kiều), chợ Thốt Nốt (huyện Thốt Nốt)...
Lối dành cho xe cứu hoả vào chợ Tân An (Long An) chật kín quầy bán hàng. Ảnh: P.B
Nhắc đến cháy chợ tại Hà Nội, không thể quên vụ cháy chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) vào năm 1994. Thiệt hại khoảng 300 tỉ đồng vào thời điểm đó là một con số khủng khiếp. Nguyên nhân được xác định là do mất điện, một hộ kinh doanh quên không tắt quạt, đến khi có điện trở lại thì chiếc quạt lại bị hàng đè lên khiến cho quạt bị nóng, gây cháy ở kiốt rồi lan sang toàn bộ khu chợ. Mới đây, vào tháng 5.2011, chợ Sấu (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức) bốc hỏa, thiêu rụi 20 kiốt của các hộ kinh doanh hàng tạp hóa, làm thiệt hại hàng tỉ đồng.
Tại TP.Hồ Chí Minh, vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC (năm 2002) đã cướp đi sinh mạng của 6 người, làm 70 người khác bị thương và thiệt hại hơn 30 tỉ đồng.
Cháy chợ là trắng tay
Cô Huỳnh Ngọc Bích (ngụ đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) - một tiểu thương mua bán vải và quần áo may sẵn tại chợ Cần Thơ cũ - nhớ lại: Hôm ấy, sau khi dọn dẹp đồ đạc và hàng hóa, cô về nhà ăn cơm cùng gia đình. Đến khoảng 7 giờ tối, có người cháu chạy đến nhà cho hay chợ bị cháy. Khi cô đến nơi, thấy ngọn lửa đang bốc lên dữ dội. Mãi đến sáng hôm sau, khi ngọn lửa đã được khống chế, cơ quan chức năng cho tiểu thương vào kiểm tra các lô, sạp của mình, thì mọi thứ chỉ còn đống hoang tàn.
“Lúc ấy, tui như người thất thần, vì vải và quần áo đều bị cháy rụi. Đó cũng là tất cả tài sản của gia đình tui. Sau vụ cháy, các chủ hàng xiết nợ (do mua hàng trả theo hình thức gối đầu), nên tui càng thêm túng quẫn. Lúc ấy, mấy đứa con nhỏ ở nhà cứ một mực đòi nghỉ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp mẹ trả nợ... Mãi đến 5 năm sau mới trả hết nợ” - cô Bích tâm sự.
Sạp buôn bán của ông Trần Thi Lương (số 88A Huỳnh Thúc Kháng) cũng bị ra tro khi chợ An Nghiệp bị cháy. Sau đó, gia đình ông lâm vào cảnh nợ nần, phải mất đến 5-7 năm trời mới trả xong và gây dựng lại cửa hàng. Hộ ông Trần Văn Hùng (số 90 Huỳnh Thúc Kháng) cũng bị thiêu rụi toàn bộ căn nhà cùng tài sản bên trong, phải nhờ các nhà hảo tâm hỗ trợ tiền, vật dụng mới dựng lại được ngôi nhà tạm. “Đối với tui, đến giờ vụ cháy vẫn còn là nỗi ám ảnh” - ông Hùng nói.
Trường hợp của ông Chung Tinh Sang càng bi đát hơn, sau vụ hỏa hoạn chợ Cần Thơ, ông lâm vào cảnh khánh kiệt, không có khả năng trả nợ cho khách hàng, nên đã bỏ đi biệt xứ, giờ không ai biết ở đâu. Một lần khi đi tác nghiệp ở chợ SvayRieng (tỉnh SvayRieng - Campuchia), chúng tôi gặp một người Việt buôn bán tên T.V.N. Anh N cho biết, vợ chồng anh phải trốn nợ sang SvayRieng làm ăn từ sau vụ cháy chợ Cao Lãnh (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) vào năm 2002.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?