Vợ chồng lấy nhau đã được 2 năm, nhưng thú thực, nếu có lần nào đó anh gọi em bằng một câu tình cảm ‘em ơi’ thì chắc tim em đã rụng rời.
Chồng khô khan, không bao giờ gọi tiếng 'em' (ảnh minh họa) |
Em hơn anh 1 tuổi, đó là điều khiến chúng mình có khoảng cách ư? Em không nghĩ như vậy, vì trước đây, khi chúng ta tán tỉnh nhau, anh thường nói với em rằng: “Hơn 3-5 tuổi vẫn là đàn em”. Tức là, phụ nữ dù có hơn đàn ông mấy tuổi thì vẫn phải gọi đàn ông là anh và xưng em. Cái đó thì có nề hà gì chứ, vì khi yêu nhau, người ta thường thích được nũng nịu, em thích gọi anh bằng anh, còn em là đứa con gái bé bỏng nép trong vòng tay anh.
Vì em hơn tuổi anh nên chúng mình hay trêu nhau. Bạn bè cũng hay trêu chúng mình, họ hay đùa anh: “Thế đã về đưa chị đi ăn chưa mà dám đi chơi?”, hay “Đi chơi đã xin phép chị chưa?”. Chị tức là em đó, vì họ luôn trêu anh ‘lái má bay’ mà.
Chính vì điều đó mà chúng mình cảm thấy hợp nhau hơn. Suốt ngày chúng mình đùa với nhau, vui cực là vui. Tình cảm hai đứa gắn bó, có nhiều kỉ niệm vì hai đứa rất vô tư, nhí nhảnh. Cả hai cùng cảm nhận được tình cảm dành cho nhau.
Nhưng, từ ngày anh cưới em, cuộc sống đã khác. Chúng mình ở chung nhà chồng thì mọi thứ lại càng khác. Cuộc sống vợ chồng không tự do thoải mái như khi chỉ có hai đứa. Bố mẹ anh vốn là những người gia giáo nên cái gì cũng phải giữ kẽ. Em không dám cười nói nhiều, không dám trêu anh và anh cũng vậy, lúc nào cũng giữ ý với em, còn tỏ ra là người chồng gia trưởng, khó chịu với em.
Giá như anh có thể một lần ngọt ngào gọi ‘em ơi, xuống ăn cơm; em ơi lấy cho anh lọ sữa tắm; em ơi có đói không?’. (ảnh minh họa)
Anh chưa bao giờ nói một lời ngọt ngào. Những gì anh hứa trước đây, anh đều không làm. Anh bảo, sau này về, nếu như em mệt, anh sẽ chủ động rửa bát cho em. Bây giờ thì không có chuyện đó nhé. Em ốm mấy anh cũng cứ mặc em, anh không động tay vào sau bữa ăn, ngồi vắt chân lên ghế vì anh sợ bố mẹ anh thấy thế, họ sẽ nghĩ là em bắt nạt anh. Tuy nhiên, đó chỉ là cái lý của anh mà thôi.
Còn em, em vẫn chịu khó, vẫn làm việc hùng hục, vẫn cố gắng giữ khoảng cách với gia đình anh và làm một cô con dâu đảm, ngoan ngoãn. Mọi sợ thích của em bị khép lại vì em đã là gái có chồng. Những gì anh nói, hứa sẽ cho em đi chơi, du lịch khi hai đứa chưa có con cũng không còn nữa. Anh bây giờ chỉ nghĩ đến những bữa cơm với gia đình mình, còn em là người nấu, trổ tài để anh mát mặt với bố mẹ mà thôi. Em cảm thấy chán nản.
Có một điều, từ ngày lấy nhau, anh đã quên mất. Anh chưa từng gọi em một tiếng ‘em ơi’ như trước đây. Anh luôn tục gọi tên em: ‘H ơi’, thậm chí là hất hàm ra hiệu, hay ‘này, êu, ê…’ để gọi em. Em là vợ anh, là người chứ không phải là cái gì đó để anh ra ám hiệu hoặc là gật lắc, ê a. Em cũng không thích anh gọi em bằng tên như thế, nghe xa vời. Bạn bè tới nhà anh còn hay trêu ‘chị ơi lấy cho anh cái này, cái kia’. Cái đó cũng tùy lúc thôi anh ạ, em thấy bực bội trong người vì sau mỗi lần trêu như thế là cả nhà lại phá lên cười.
Giá như anh có thể một lần ngọt ngào gọi ‘em ơi, xuống ăn cơm; em ơi lấy cho anh lọ sữa tắm; em ơi có đói không?’. Hay anh có thể quan tâm em mà gọi điện ‘em ơi, về ăn cơm, em ơi đi làm mệt không’ thì em vui biết mấy. Nhưng chẳng có. Anh chỉ nhấc điện thoại lên và một câu cụt lủn: ‘ Về chưa, mấy giờ về?’ hay ‘đang làm gì đấy, có đói không?’ Nếu vợ chồng mà cứ mãi như vậy thì khoảng cách giữa chúng mình ngày một xa anh ạ.
Em mệt mỏi lắm rồi, thật sự muốn được nép vào vòng tay anh, được anh vỗ về an ủi và gọi tiếng ‘em ơi’ thật ngọt ngào, tình cảm. (ảnh minh họa)
Cái thời ngọt ngào khi yêu nhau đâu rồi anh? Cái thời anh lúc nào cũng ân cần, quan tâm, lo lắng cho em đâu rồi anh? Em thật sự không muốn tiếp tục cuộc sống gò bó như thế này. Hay là chúng mình ra ngoài sống riêng. Em đâu phải là đứa không biết điều, đâu phải người không có tình cảm với người xung quanh, nhưng em cũng cần có không gian riêng, cần lấy lại tình cảm vợ chồng như ngày nào. Em muốn chúng mình là một gia đình theo đúng nghĩa, để em được thỏa sức chơi đùa với anh, được trêu ghẹo anh mỗi lúc, mỗi tối chứ không phải sống trong một cái khuôn phép sáo rỗng như thế này.
Em mệt mỏi lắm rồi, thật sự muốn được nép vào vòng tay anh, được anh vỗ về an ủi và gọi tiếng ‘em ơi’ thật ngọt ngào, tình cảm. Sao anh không hiểu cho em? Sao anh lại trở nên như thế, anh sợ gì, sợ ai, hay anh sống quá mẫu mực với gia đình mình mà thờ ơ với vợ?
Em chỉ ước một lần được anh gọi những câu ngọt ngào, được anh mua cho đồ đẹp mặc, được anh hỏi em thích ăn gì để anh nấu. Em ước anh tranh rửa bát với em khi em mệt, em cũng ước anh nhìn em cười âu yếm mỗi khi em buồn và hiền từ ôm em khi em cảm thấy chán nản. Hãy vực em dậy, hãy để em cảm nhận được, anh còn yêu em nhiều lắm. Nếu không, em thật sự không sống nổi đâu anh…
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%