Nhiều lực lượng tham gia xử phạt vi phạm giao thông là rất cần thiết, đặc biệt là khi tình trạng giao thông trong đô thị vẫn còn nhiều nổi cộm.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng vụ An toàn giao thông |
Tuy nhiên, cần phải có quy chuẩn rõ ràng.
Trước phản ánh của người dân trong việc có quá nhiều thành phần, lực lượng tham gia xử phạt vi phạm giao thông, PV có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thuấn, vụ trưởng vụ An toàn giao thông, bộ GTVT. Ông Nguyễn Văn Thuấn khẳng định: "Trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012 đã quy định rõ các đối tượng được tham gia xử phạt vi phạm giao thông, xử phạt các hành vi nào… Điều quan trọng không phải quá nhiều lực lượng tham gia xử phạt vi phạm giao thông bởi mỗi lực lượng này lại có những nhiệm vụ và vai trò khác nhau trong việc giám sát thực thi và xử phạt vi phạm giao thông. Người dân chỉ bức xúc khi các lực lượng này xử lý sai thẩm quyền được phép của mình. Thế nên, để tránh bức xúc trong nhân dân, các lực lượng này chỉ cần thực thi đúng trách nhiệm và quyền hạn được giao".
Để biết các lực lượng trên có thực hiện đúng trách nhiệm của mình không, người dân có thể giám sát thông qua quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Ai là người lập biên bản xử phạt, ai là người kiểm tra giấy tờ, nói rõ hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông… Nếu người vi phạm không được lực lượng cảnh sát giao thông viết giấy xử phạt mà lực lượng khác tự ý ra quyết định xử phạt tại chỗ là trái quy định của pháp luật. Trước khi người vi phạm giao thông nộp phạt, phải yêu cầu lực lượng chức năng có "quyết định xử phạt vi phạm giao thông" để tránh việc bị "loạn" phạt.
Nói thêm về việc nộp phạt vi phạm giao thông, ông Thuấn cho biết: "Quy trình nộp phạt vi phạm giao thông hiện nay rườm rà, gây mất thời gian của người nộp phạt. Để tránh những thủ tục rườm rà ấy, người vi phạm thường xin một số lực lượng xử phạt vi phạm giao thông cho mình được "nộp phạt nóng", không cần biên lai. Cách xử phạt này không có sự ký nhận của người ra quyết định xử phạt và người dân cũng không xác nhận hành vi vi phạm giao thông của mình. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân lơ là, coi thường và không chấp hành luật Giao thông đường bộ. Chính vì những hành vi này mà tai nạn giao thông tăng lên, những bất cập về xử phạt vi phạm giao thông ngày càng lớn… Để tránh những hậu quả trên, nhiều giải pháp tình thế đã được đưa ra như tăng mức tiền nộp phạt cũng như thêm nhiều quy định mới để xử phạt vi phạm giao thông... Ngay cả việc tăng cường lực lượng tham gia xử lý vi phạm giao thông cũng chính là giải pháp tình thế để hạn chế tình trạng vi phạm giao thông diễn ra phổ biến như hiện nay".
Ông Nguyễn Văn Thuấn cũng nhấn mạnh, trước hết những lực lượng tham gia hỗ trợ xử lý vi phạm giao thông phải nhận thức đúng quyền hạn của mình thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tạo sức răn đe cho người vi phạm. Như thế, người vi phạm giao thông mới thực sự tin tưởng và chấp hành đúng theo sự chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. Khi đó, người dân sẽ không có những hình thức, hay hành động chống chế, đối phó với cảnh sát giao thông… Để làm được những điều này, nhất thiết phải có sự quy chuẩn từ các lực lượng tham gia xử phạt giao thông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?