Nhiều công trình thi công dở, những đầm nước sâu không biển báo nguy hiểm, đã vô tình tiếp tay cho thần chết cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em.
Những cái chết đuối đắng lòng (Ảnh minh họa) |
Những vụ chết đuối đầy thương tâm
Mới đây tại hai thôn Tảo Khê và Đoan Lữ thuộc xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã diễn ra cảnh tang tóc phủ kín bởi cái chết của 8 em học sinh nữ rủ nhau đi tắm sông tại hồ Tùy Lai. Do nước quá sâu và không có biển cảnh báo nguy hiểm khiến các em chủ quan và bị dòng nước cuốn chìm. Điều này dấy lên những lo ngại về sự an toàn tính mạng vui chơi của trẻ và sự thờ ơ vô trách nhiệm của một số chủ dự án, công trình.
Hồ Tuy Lai nơi vừa xảy ra cái chết của 8 em học sinh
Người dân ở đây cho biết, năm nào hồ này cũng có trẻ chết đuối. Năm 2010, có 2 em học sinh lớp 12 trường THPT Mỹ Đức đã chết thảm khi xuống tắm hồ ở đây.
Do không có chỗ chơi nên các em đã rủ nhau ra sông chơi, 11 em đều là học sinh lớp 7, lớp 8 trường cấp II An Mỹ. May mắn 3 em thoát chết đã chạy đi kêu cứu người dân tới giúp đỡ.
Sông Hồng là nơi thu hút đông đảo giới trẻ tới chơi, chụp ảnh, bơi thuyền và cũng chính là nơi thường xuyên có những vụ chết đuối nhất.
Vào ngày 2/9/2011, 11 học sinh lớp 6 ( Mê Linh, Vĩnh Phúc) rủ nhau ra bãi giữa sông Hồng hái bèo chơi. Do sơ suất nên 6 em trong nhóm (không biết bơi) đã bị trượt ngã và chết đuối.
Những cái chết thương tâm của trẻ, đắng lòng người ở lại
Ngày 29/7/2012, tại sông Hồng đoạn chảy qua địa phận thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng cũng xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 4 em chết đuối.
Theo số liệu thống kê sơ bộ cũng cho thấy, trong vòng hơn 1 năm qua, đã có trên 20 trẻ em tử vong dưới các hố công trình, trong đó chỉ tính riêng tại Hà Nội đã có tới 10 trường hợp. Phần lớn các trường hợp chết đuối ở vào độ tuổi thiếu nhi, nhi đồng, không biết bơi.
Tụt hố ga, hố công trình, những cái chết đầy oan ức
Vào chiều 14/8/2011, 4 em nhỏ gồm Nghiêm Văn Hưng (11 tuổi), Nghiêm Văn Huy (8 tuổi), Ngô Văn Hưng (12 tuổi) và Ngô Văn Hùng (7 tuổi), là 2 cặp anh em ruột trong 2 gia đình, tất cả đều trú tại xóm 2, thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội rủ nhau đi chơi nhưng mãi không thấy về. Nghi có điều chẳng lành gia đình đã nhờ người thân và cả phát thanh xã hỗ trợ. Người dân tỏa ra cánh đồng nơi các công trường đang thi công thì phát hiện nhiều đôi dép để ở trên bờ. Sau khoảng hơn nửa tiếng mò mẫm dưới các hố nước công trường quanh đó, người dân đã vớt được xác của 4 em nhỏ lên bờ.
Công trình là đường Quốc lộ 48 nối liền đường Mễ Trì và Đại lộ Thăng Long. Sau cơn mưa lớn, khu vực thi công bị ngập sâu trong nước gần 2m.
Một vụ tai nạn khác khiến 3 em nhỏ thiệt mạng tại một hố nước trong khu vực công trường xây dựng cầu đường hầm thuộc tuyến Quốc lộ 2, đoạn qua thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Các nạn nhân bao gồm: Cháu Đỗ Thị Thu Hòa (11 tuổi), Đỗ Thị Hiền (11 tuổi) và Đỗ Thị Thu Phương (10 tuổi), đều trú tại thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân.
Những công trình thi công ẩu, thi công dở không có biển báo nguy hiểm
3 cháu nhỏ rủ nhau đi chơi rồi xuống tắm ở hồ nước, tuy nhiên không biết bơi nên các em đã bị chết đuối.
Sáng 17/3, do lọt chân xuống hố nước công trình trong khu vực xây dựng Trường đại học Quốc gia Hà Nội, 2 cháu bé Lê Quân Anh và Đỗ Công Vinh, cùng 5 tuổi, học sinh trường mầm non Thạch Hòa (Thạch Thất, Hà Nội) đã tử vong.
Trước đó vào tháng 8/2011, bé Nguyễn Gia Huy (6 tuổi, trú phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, Bình Thuận) cũng bị chết đuối ngay tại hố nước công trình rộng hơn 1m trong sân trường do đơn vị thi công để lại.
Bên cạnh một số vụ tai nạn do sự sơ xuất từ phía công trình đang xây dựng là những vụ tụt hố ga đắng lòng.
Chiều ngày 11/8/2011, tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 2 cháu bé là Hoàng Quyết Thắng, 4 tuổi và Đinh Mạnh Hùng, 7 tuổi đều ở phường Tiên Cát bị chết đuối.
Hố ga mất nắp không có rào chắn và biển báo vô cùng nguy hiểm
Do mải chơi 2 cháu bé đã bị trượt chân ngã xuống một hố ga không nắp trong Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
Hố ga cao khoảng 4,7m, rộng 4m đang trong thời gian được hoàn thiện. Do hố sâu, cộng với mưa nhiều khiến nước ở hố ga lên cao, khi 2 cháu ngã xuống vì không biết bơi nên đều chết đuối.
Đây chỉ là số ít trong nhiều trường hợp trẻ em tử vong do sự sơ xuất, thiếu trách nhiệm của các đơn vi thi công. Nguy hiểm là vậy, song chỉ sau khi vụ tai nạn xảy ra, đơn vị thi công mới cho lập hàng rào và biển báo nguy hiểm. Các vụ tai nạn do chết đuối phần lớn là các em nhỏ không biết bơi, để đề phòng những tai nạn đáng tiếc cho trẻ gia đình nên trang bị những kiến thức về môi trường sông nước nguy hiểm để tránh và dạy bơi để trẻ có thể tự cứu được mình những lúc nguy hiểm.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?